TPO - Từ tàn tích nền móng hoang phế, đổ nát do chiến tranh bom đạn, điện Kiến Trung - cung điện độc đáo bậc nhất Hoàng thành Huế đã hồi sinh một cách kỳ diệu với sự uy nghi, tráng lệ, lộng lẫy đến choáng ngợp.
TPO - Tại Cố đô Huế - Kinh đô triều Nguyễn - hiện còn lưu giữ, truyền đời nhiều hình ảnh, tên gọi, đồ vật quý giá liên quan đến rồng - biểu tượng của bậc đế vương. Đặc biệt, hình tượng rồng có mặt hầu khắp các công trình kiến trúc, điêu khắc Cung đình Huế như cung điện, lăng tẩm, tôn miếu, Cửu đỉnh…
TPO - Thời tiết se lạnh, tạnh mưa là điều kiện thuận lợi để người dân, du khách trẩy hội, tham quan khu Di sản Huế ngày Xuân. Trong đó thu hút đông du khách nhất phải kể đến khu di tích Đại nội - Hoàng thành Huế.
TPO - Lễ dựng nêu (Thướng tiêu) tại di tích Triệu Tổ miếu và Thế Tổ miếu bên trong Đại nội Huế nhằm tái hiện nghi lễ xưa của triều đình nhà Nguyễn vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một trong những nghi lễ đầu tiên thuộc chuỗi hoạt động đón chào năm mới tại Hoàng cung xưa.
TPO - Liên quan phản ánh du khách Thái Lan khi đến Huế không mua vé vào tham quan di tích Đại nội mà chỉ chụp ảnh trước Ngọ môn do “không xem được ngai vàng”, Sở Du lịch TT-Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có ý kiến phản hồi.
TPO - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang cùng đơn vị liên quan tiến hành các bước công phu, khoa học, tỉ mỉ để hạ giải trùng tu di tích điện Thái Hòa thuộc Đại nội Huế - nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Trong chế độ phong kiến, ngôi điện này được coi là trung tâm của đất nước.
TPO - Huế được xem là địa điểm du lịch khiến nhiều Gen Z phải "ét ô ét" vì nét đẹp cổ kính và độc đáo với kiến trúc cung đình xưa. Tuy nhiên, giá vé tham quan tại một vài điểm di tích ở đây khiến nhiều người bất ngờ.
TPO - Do bị ảnh hưởng của mưa bão, yếu tố khí hậu, thời gian, điện Thái Hòa thuộc Đại nội Huế xuống cấp hết sức nghiêm trọng thời gian qua. Ngôi điện "đặc biệt" vừa được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khởi công trùng tu tôn tạo. Đây từng là nơi diễn ra nhiều đại lễ và các cuộc họp đại triều của nhà vua, hoàng thân, quốc thích và các đại thần.
TPO - Nhiều kết cấu, vật liệu công trình cổ xưa đã xuất lộ tại các vị trí khảo cổ thuộc điện Thái Hòa, Hoàng Thành Huế - nơi đăng quang và đặt ngai vàng của 13 đời vua triều Nguyễn.
TPO - Điện Thái Hòa - nơi đăng quang và đặt ngai vàng 13 đời vua Nguyễn tại Hoàng thành Huế sẽ được khai quật khảo cổ học theo quyết định của Bộ VH-TT&DL, nhằm củng cố hồ sơ khoa học cho phương án bảo tồn, tu bổ tổng thể ngôi điện đặc biệt này thời gian tới.
TPO - Ngày 13/4, thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, Bộ Văn hoá - Thể thao & Du lịch (VH-TT&DL) vừa có văn bản về thỏa thuận Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa thuộc Đại nội Huế.
TPO - Đó là nghi lễ Nguyên đán trong Hoàng cung triều Nguyễn xưa, với nghi thức thiết Đại triều và Thường triều, vừa được tái hiện tại Đại nội Huế theo hình thức sân khấu hóa.
TPO - Điện Thái Hòa thuộc Đại nội Huế - nơi một thuở các vị vua Nguyễn thiết triều - vừa được Bộ VH-TT&DL chấp thuận cho tỉnh TT-Huế triển khai trùng tu, với tổng kinh phí 150 tỷ đồng.
TPO - Tham quan Đại nội Huế ngày đầu năm mới Canh Tý 2020, du khách và công chúng ngoài thưởng thức nhã nhạc, xem trình diễn thư pháp, ngắm hoa vườn Ngự, đây còn là cơ hội để họ trải nghiệm, khám phá nhiều trò chơi ngày Xuân 'chẳng nơi nào có được' tổ chức giữa những cung điện Hoàng gia xưa, như: đổ xăm hường, đầu hồi, bài vụ, thả thơ...
TPO - Từ nhiều năm nay, trong Đại nội Huế có một đàn cá chép, cá Koi kích thước “khủng”, có con trọng lượng đến chục cân, với số lượng hàng nghìn con được nuôi tại hồ Thái Dịch, cạnh Linh Tinh môn, trước điện Thái Hòa. Du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến đây đều rất thích thú khi nhìn ngắm đàn cá, cho cá ăn, đặc biệt là trong mỗi dịp đầu năm mới, như là một sự cầu may, mong gặp điềm lành.
TP - Hiện có khoảng 4.000 bài thơ lưu dấu trên các công trình kiến trúc cung đình triều Nguyễn - đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế định dạng văn tự Hán Nôm trên các ô hộc trang trí.