Điện mặt trời: Những câu hỏi để ngỏ về ô nhiễm môi trường

Một dự án điện mặt trời ở Ninh Thuận
Một dự án điện mặt trời ở Ninh Thuận
TP - Dù được đánh giá là nguồn năng lượng sạch, ít gây ô nhiễm môi trường nhưng thực tế, điện mặt trời ở Việt Nam và các nước, về lâu dài không phải là không có nguy cơ gây ô nhiễm.

Trong các cuộc trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo nhiều đơn vị ngành điện và các chuyên gia đều khẳng định, điện mặt trời đang là cứu cánh cho việc thiếu công suất nguồn ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, những gánh nặng về giá điện đầu vào (mua với giá 2.000 đồng/kWh, bán 1.800 đồng/kWh) khiến áp lực tăng giá điện hàng năm tăng rất cao và tỷ lệ thuận với nguồn điện được huy động. Đại diện EVN cũng như nhiều chuyên gia trong ngành cũng khá khéo léo khi từ chối nói về những ô nhiễm từ các tấm pin mặt trời sau khi hết hạn sử dụng tại các dự án.

Đại diện một dự án khi được hỏi về việc thu hồi các tấm pin năng lượng và xử lý vấn đề môi trường thế nào khi pin hỏng trong khi thế giới chưa có công nghệ để xử lý, chỉ trả lời vắn tắt: Đối tác cung cấp công nghệ cam kết sẽ thu hồi và đem về Trung Quốc để xử lý.

Việc đảm bảo an toàn cho hệ thống điện khi hàng loạt dự án điện mặt trời ồ ạt hòa lưới cũng được các chuyên gia trong ngành nhắc đến. Theo ông Mai Duy Thiện, đại diện Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, công suất nguồn năng lượng tái tạo thay đổi theo thời tiết, công suất phát thay đổi từ 60-80% trong khoảng thời gian chỉ 5-10 phút và xảy ra ngẫu nhiên tại cùng một khu vực dự án. Vì vậy, hệ thống điện luôn phải vận hành duy trì cân bằng giữa nguồn và truyền tải.

Báo cáo của EVN cho hay với 3.000 MW công suất lắp đặt của các nhà máy điện mặt trời mà sai số với 20%, nguồn dự phòng sẽ phải chuẩn bị là 600 MW, tương đương với một nhà máy điện than lớn để duy trì tần số tương ứng. Việc các nguồn dự phòng phải chạy “không tải”mà không được bán kéo theo một nguồn chi phí rất lớn cho ngành điện mỗi năm.

Trả lời báo chí, Phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Hoàng Lương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết trên thực tế, những tấm pin mặt trời nhìn qua sẽ thấy sản xuất năng lượng sạch, vì không sử dụng nguồn nhiên liệu truyền thống như: than, dầu, khí và không có phát thải ra môi trường. Nhưng để sản xuất ra được những tấm pin ấy, phải cần nhiều nguồn nguyên vật liệu. Trong quá trình sản xuất nguyên vật liệu đó sẽ tác động đến môi trường.

Đó là chưa kể đến việc xử lý sau khi thu hồi các tấm pin năng lượng mặt trời hết thời gian sử dụng. Do đó, Chính phủ cũng như các bộ, ban ngành nên đặc biệt quan tâm nghiên cứu kinh nghiệm từ các công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.