Điện kích hoạt nông nghiệp công nghệ cao

Một trang trại trồng rau công nghệ cao tại TP Đà Lạt Ảnh: ĐD
Một trang trại trồng rau công nghệ cao tại TP Đà Lạt Ảnh: ĐD
Những năm qua, nhờ được cung cấp điện đầy đủ và ổn định, nhiều vùng chuyên canh rau, hoa, cà phê, cây dược liệu công nghệ cao tại Lâm Đồng được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Không ít hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân “quẹt tay” điều khiển sản xuất
Ông Hoàng Bá Thùy là một trong hai hộ dân tại thôn Kim Phát (xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng) được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí để ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IOT) vào quản lý sản xuất nông nghiệp, cụ thể là trồng ớt ngọt.

Ông cho biết, IOT là giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong điều khiển tưới nước và châm phân bón tự động. Thông qua các thông số môi trường như độ ẩm và nhiệt độ đất, độ ẩm nhà kính, độ EC, pH của dung dịch phân bón hòa tan… được đo lường bởi hệ thống cảm biến, thiết bị sẽ tính toán thời gian thực hiện và đưa ra các khuyến nghị về lịch tưới tối ưu thể hiện qua điện thoại thông minh của người sử dụng ở bất cứ vị trí nào mà không cần có mặt trực tiếp trên đồng ruộng, đồng thời có thể ghi chép nhật ký sản xuất. Công nghệ này giúp giải phóng sức lao động hàng ngày liên quan đến việc tưới nước và pha phân tưới, đồng thời đảm bảo việc sử dụng phân bón một cách hợp lý. Người nông dân chỉ cần cầm chiếc điện thoại thông minh là có thể kiểm soát được mọi lúc, mọi nơi.
Tuy nhiện, theo ông Thùy, công nghệ IOT hay bất cứ công nghệ cao nào cũng không thể phát huy nếu không có nguồn điện đầy đủ, ổn định. Thời gian qua, nhờ được cung ứng đủ điện nên sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương có sự phát triển nhanh chóng. “Chắc chắn, thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục đầu tư áp dụng công nghệ IOT vào diện tích nhà kính còn lại” - ông Thùy nói.
Phòng NN và PTNT huyện Đức Trọng cho biết, công nghệ IOT còn khá mới mẻ nhưng đã bước đầu làm thay đổi tư duy và cách thức sản xuất của người nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phát triển nhanh chóng. Các hình thức sản xuất nông nghiệp trong nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới tự động đã được phát triển rộng rãi, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Tại Đức Trọng, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn hiện là 8.328 ha, trong đó có trên 232 ha nhà kính, 136 ha nhà lưới và gần 7.960 ha tưới tự động ngoài trời.

Nông nghiệp công nghệ cao tăng tốc
Sở NN và PTNT Lâm Đồng cho biết, tính đến nay diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đạt gần 25.540 ha, tập trung chủ yếu tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương và Đức Trọng. Trong đó, trên 23.260 ha trồng rau, hoa và gần 1.510 ha cà phê, phần còn lại gồm các loại cây đặc sản, chè và cây dược liệu...
Riêng tại Đà Lạt, hiện có hai vùng hoa và một vùng rau công nghệ cao. Vùng sản xuất rau rộng 255 ha ở xã Xuân Thọ, trong đó có 125 ha diện tích nhà kính. Tất cả diện tích trồng rau tại đây đều được lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm kết hợp với bón phân cân đối. Ông Nguyễn Đình Thiện - Phó trưởng phòng Kinh tế hạ tầng thành phố Đà Lạt cho biết những vùng nông nghiệp công nghệ cao luôn đươc đầu tư nguồn điện ổn định, an toàn và điều đó góp phần quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương. Ông cũng cho biết nông nghiệp công nghệ cao đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp thay đổi dời sống kinh tế của người nông dân.
Sở NN và PTNT Lâm Đồng cũng cho biết tỉnh này tiếp tục tăng thêm 990 ha diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nâng tổng diện tích nông nghiệp công nghệ cao lên 26.530 ha vào năm 2019. Hiện tỉnh đang triển khai thực hiện 10 mô hình trình diễn ứng dụng lưới che nắng, điều khiển nhiệt độ canh tác hoa, trồng rau thủy canh, tưới tự động cho cây cà phê; xây dựng 6 vườn ươm giống rau, hoa; 8 mô hình IOT sản xuất quy mô trang trại; 5 mô hình kho lạnh bảo quản rau, hoa... Đồng thời hỗ trợ vốn cho nông hộ chuyển đổi sản xuất các giống hoa bản quyền ở Đà Lạt và Lạc Dương, sản xuất rau chất lượng VietGAP trên diện tích đất lúa 1 vụ ở Đơn Dương, Đức Trọng. Ngoài ra, tỉnh còn tiếp tục trích đầu tư thực hiện chương trình tái canh ghép cải tạo, trồng mới các giống cà phê với tổng diện tích 1.026 ha.

Với chủ trương “Điện đi trước một bước”, ngành điện đã và sẽ đáp ứng nhu cầu nhằm phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Điện đã giúp cho nông dân có những bước phát triển vượt bậc, từ việc tiếp cận công nghệ thông tin cho đến những cải tiến hữu ích. Điện đã khoác chiếc áo mới cho những vùng đất này.

MỚI - NÓNG
HÌNH SỰ: Nhà hàng ở TPHCM có cả trăm nhân viên bán dâm, kích dục cho khách
HÌNH SỰ: Nhà hàng ở TPHCM có cả trăm nhân viên bán dâm, kích dục cho khách
TPO - TIN NÓNG ngày 28/3: Thêm một Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt vì nhận hối lộ; Tạm giữ hình sự tài xế lái xe khách tông chết người rồi bỏ trốn; Người đàn ông bị ‘bắt cóc’ lên ô tô đưa đi ký giấy nợ mua bán thiên thạch; Nhà hàng tuyển cả trăm tiếp viên múa thoát y, bán dâm cho khách nam và nữ...