Điện ảnh Hollywood thời Obama

Điện ảnh Hollywood thời Obama
TP - Hollywood trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Barack Obama kịp dựng lên hình ảnh nước Mỹ gắn với vị tổng thống này, với nhiều sắc thái từ hi vọng cho đến nỗi lo âu thường trực.

> Cổ điển để khán giả tin
> Quả cầu vàng 2013: Các 'ông lớn' bất ngờ thất thế

Bốn năm trước, trong thời khắc lịch sử tuyên thệ nhậm chức, con đường đến Nhà Trắng của ông Obama được cho là không chỉ lát bằng bài diễn văn của ông, mà còn nhờ nhiều chiến dịch sáng tạo, chiến lược và niềm hi vọng của đa số cử tri ủng hộ ông.

Hơn hết là sự ủng hộ của đàn ông Phi Mỹ trên phim ảnh từ thời xa xưa như A raisin in the sun cho đến thời của Will Smith - thành công khi xây dựng hình ảnh người đàn ông da đen như thần thánh trong I am legend.

Obama - biến thể của điện ảnh Hollywood hay khao khát mang tên Obama, có thể tìm thấy trong phim Milk (2008) trong đó Harvey Milk cũng là biểu tượng chính trị của hi vọng.

Nhiệm kỳ đầu tiên của Obama không dễ dàng cho Hollywood. Tại lễ trao giải Oscar 2011, các đại diện Phi Mỹ vắng mặt khá nhiều. Năm kế tiếp, đề cử cho The Help (Người giúp việc) có vẻ là sửa chữa sai lầm cho mất cân bằng sắc tộc. Oscar năm 2013 là cuộc đua cam go, với sự xuất hiện của Lincoln, Django Unchained và Zero dark thirty.

Nước Mỹ hiện đang cơn cuồng Lincoln. Hiện tượng khởi nguồn từ năm 2007 khi ông Obama tuyên bố tranh cử tổng thống trước tòa nhà Old State Capitol-biểu tượng của Lincoln.

Kể từ lúc ấy, sách về Lincoln tuôn chảy, bắt nguồn cho phim ăn khách Bắc Mỹ của đạo diễn Steven Spielberg sau này. Bộ phim mà Daniel Day Lewis thể hiện một cách ngôn khoan hình tượng vị tổng thống được kính trọng, không chỉ gây ngạc nhiên phòng vé, mà còn là một trong những phim lịch sử lớn nhất năm 2012.

Lincoln của Steven Spielberg đại diện cho chiến thắng của đạo đức đạt được thông qua thảo luận, luật pháp.

Django Unchained của Quentin Tarantino là xu hướng ngược lại: Cặp bài trùng do Christoph Waltz và Jamie Foxx thủ diễn đại diện cho hình ảnh đẫm bạo lực và đổ máu, mà công lý có được lại thông qua súng đạn. Những câu chuyện này đã ăn sâu vào lịch sử nước Mỹ, kể cả trên màn ảnh, không dễ thay đổi.

Zero dark thirty, phim của nữ đạo diễn Kathryn Bigelow thể hiện rõ nhất về năm tái đắc cử của ông Obama. Dù bị chỉ trích là các màn tra tấn dã man đem lại hiệu quả trong chiến dịch truy lùng trùm khủng bố Osama Bin Laden, nhưng không thể phủ nhận đây là bộ phim quá tốt cho hình ảnh ông Obama.

Lý tưởng về cộng đồng và mối đe dọa cho sự tồn tại của nó là chủ đề ưa thích, khi thế giới đầy lo ngại về khủng hoảng kinh tế và môi trường. Giá trị của sự lịch thiệp và tình láng giềng ngày càng khó khăn duy trì.

Quái vật miền nam hoang dã và Miền đất hứa đều phát hành năm 2012, là bức tranh điển hình của cảnh quan nước Mỹ, với những nhánh sông Louisiana đặc trưng và những vùng nông thôn xanh của phía Nam, nơi kể cả sinh thái lẫn xã hội đều mong manh.

Thêm nữa, The Descendants lấy bối cảnh Hawaii-nơi sinh của ông Obama- lại là cuộc đấu tranh giữa việc theo đuổi lợi nhuận, với giữ gìn các giá trị khác trong lương tâm của vị luật sư do George Clooney thủ vai.

Năm 2012 kết thúc trong tiếng thở nhẹ nhõm của những người tin vào lời tiên tri của người Maya.

Tuy nhiên, khái niệm về ngày khải huyền tràn ngập trong phim ảnh bốn năm trước. Thế giới đáng sợ như nạn đói, động đất hay chiến tranh được phản ánh trong các phim về thây ma, thảm họa hành tinh ngày càng nhiều.

Còn tương lai như trong Trò chơi sinh tử miêu tả, hay các phim như Cuốn sách của Eli, Nhiễm khuẩn, Vân mây cũng thật đáng sợ. Những phim này là phiên bản phóng đại của thách thức mà nước Mỹ thời đại ông Obama và thế giới phải đối mặt trong những năm tới.

Hải Trung Kim
Theo Cyberpress, Nytimes

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG