Điểm lạ thường cực kỳ hiếm có của siêu bão Noru (bão số 4) khi đổ bộ vào Philippines

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Siêu bão Noru (ở Philippines có tên là Karding) đã đổ bộ Philippines và hàng nghìn người dân đã phải sơ tán. Có một đặc điểm lạ thường của bão Noru khi vào Philippines khiến các nhà khí tượng học cũng phải ngạc nhiên.

Siêu bão Noru (gọi là Karding ở Philippines, hay bão số 4 ở Việt Nam) khi đổ bộ Phippines đã được miêu tả bằng từ “bùng nổ” (explosive).

Từ hôm qua (25/9), các đội ngũ phản ứng khẩn cấp của Philippines đều trong trạng thái sẵn sàng khi siêu bão Noru mạnh lên nhanh chóng và đổ bộ vào bờ biển phía Đông của thủ đô Manila, rồi tiếp tục đi sâu vào đất liền.

Điểm lạ thường cực kỳ hiếm có của siêu bão Noru (bão số 4) khi đổ bộ vào Philippines ảnh 1

Các nhân viên cứu hộ kiểm tra những người dân sống ở ven biển khi siêu bão Noru đến gần Manila (Philippines) vào hôm qua. Ảnh: Aaron Favila/ AP.

Các chuyên gia khí tượng ở Philippines cảnh báo rằng, bão Noru có tiềm năng là “mối đe dọa cực độ” đối với đời sống và tài sản của con người. Họ thông báo, cơn bão này đã “đạt đến mức siêu bão sau một khoảng thời gian mạnh lên có tính bùng nổ”. Sức gió cực đại của Noru ít nhất là 241km/ giờ.

Điểm lạ thường cực kỳ hiếm có của siêu bão Noru (bão số 4) khi đổ bộ vào Philippines ảnh 2

Trời đất mù mịt, mất điện ở nhiều nơi tại Philippines. Ảnh: Aaron Favila/ AP.

Điều khiến các nhà khí tượng học ngạc nhiên về siêu bão Noru là khi đến Philippines, sức gió cực đại của Noru đã tăng từ 97km/ giờ lên 257km/ giờ chỉ trong 24 giờ và “chuyển mình” từ một cơn bão thành siêu bão cấp 5. Sự “nhảy vọt” “chưa từng có tiền lệ” này là mức tăng cường độ nhanh nhất của bão trong 24 giờ mà từng được ghi lại ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.

Các nhà khoa học cho rằng, sự biến đổi khí hậu - do con người gây ra - là lý do dẫn đến việc bão có tiềm năng mạnh lên nhanh đến thế này.

Đây là một đoạn video được quay trong bão Noru tại Quezon (Philippines):

Nguồn: Ben Noll/ Twitter.

Người dân ở các vùng ven biển Philippines đã bắt đầu phải sơ tán trong cuối tuần vừa rồi. Các trường công tạm thời đóng cửa, các cơ quan Chính phủ mà không làm công việc khẩn cấp cũng tạm nghỉ để mọi người không phải ra đường. Ngoài mưa to gió lớn, sóng ở nhiều vùng ven biển được cho là cao đến 3 mét, rất nguy hiểm.

Điểm lạ thường cực kỳ hiếm có của siêu bão Noru (bão số 4) khi đổ bộ vào Philippines ảnh 3

Dự báo đường đi của bão Noru (giờ ghi trên hình là giờ chuẩn Greenwich (GMT), giờ Việt Nam là GMT+7). Ảnh: The Guardian.

Sau khi rời Philippines, Noru được dự báo sẽ lấy lại sức mạnh vào đầu tuần này rồi đổ bộ vào miền Trung Việt Nam.

Điểm lạ thường cực kỳ hiếm có của siêu bão Noru (bão số 4) khi đổ bộ vào Philippines ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?