Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Báo chí cao chót vót nhìn từ góc độ người làm báo

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Nhân sự kiện ngành Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội có điểm chuẩn trúng tuyển là 29.90 cho tổ hợp 3 môn Văn - Sử - Địa, chuyên trang Sinh Viên Việt Nam có cuộc trao đổi nhanh với nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng ban Sinh Viên, báo Tiền Phong. Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh đã có 20 năm trong nghề, là tác giả của nhiều cuốn sách best-seller, trong đó có “Trường học hay Trường đời” – một cuốn sách được nhiều bạn học sinh, sinh viên yêu thích.
Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Báo chí cao chót vót nhìn từ góc độ người làm báo ảnh 1

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh đã có 20 năm trong nghề, là tác giả của nhiều cuốn sách best-seller, trong đó có “Trường học hay Trường đời” – một cuốn sách được nhiều bạn học sinh, sinh viên yêu thích. Ảnh: Dương Triều.

Thưa nhà báo Nguyễn Tuấn Anh, với tư cách là một nhà báo đã có nhiều năm kinh nghiệm, anh nghĩ sao về điểm số trúng tuyển 29.90/30 của chuyên ngành Báo chí, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG Hà Nội?

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Chuyên ngành Báo chí của Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG Hà Nội luôn có điểm chuẩn trúng tuyển cao từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, năm nay mức điểm 29.90 là cao nhất không chỉ với các chuyên ngành khác của Trường mà còn với tất cả các trường khác nên đương nhiên khiến dư luận quan tâm hơn trước đây.

Anh có nghĩ rằng những thí sinh trúng tuyển vào chuyên ngành Báo chí lần này là những thí sinh xuất sắc nhất?

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Để đánh giá thì phải có tiêu chí. Nếu dựa vào các tiêu chí về điểm số của kỳ thi Trung học phổ thông năm nay thì rõ ràng những bạn nào trúng tuyển vào ngành Báo chí đợt này đều là những người xuất sắc hơn những bạn còn lại. Tuy nhiên, nếu dựa vào những tiêu chí khác thì có thể có nhiều bạn thí sinh khác còn xuất sắc hơn. (Cười)

Anh học Báo chí tại trường nào?

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Tôi học những kiến thức về Báo chí bài bản đầu tiên là tại Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG Hà Nội, sau đó tôi có may mắn được nhận học bổng về Báo chí của một trường Đại học nước ngoài. Nhưng bằng đại học đầu tiên của tôi lại là Ngoại ngữ. Tôi đi làm báo rồi mới đi học thêm về Báo chí.

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Báo chí cao chót vót nhìn từ góc độ người làm báo ảnh 2

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh cũng là chuyên gia tư vấn xây dựng thương hiệu cá nhân và truyền thông doanh nghiệp, diễn giả tại nhiều trường đại học. Ảnh: Thái Thuận Hải.

Trong tòa soạn anh đang làm việc có nhiều người học chuyên ngành Báo chí không?

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Tôi chưa có thống kê chính xác, nhưng chắc chắn là số người tốt nghiệp một chuyên ngành khác rồi đi làm báo tại tòa soạn chúng tôi tương đối nhiều. Riêng phòng ban do tôi đang phụ trách thì hơn 70% nhân sự không học chuyên ngành Báo chí trước khi vào tòa soạn.

Được biết số lượng thực tập sinh đăng ký đến thực tập tại tòa soạn báo anh khá đông. Anh nhận xét gì về sinh viên chuyên ngành Báo chí hiện nay?

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Hiện tại, theo quan sát của cá nhân tôi, có 2 nhóm đối tượng thực tập sinh chính tại tòa soạn chúng tôi. Thứ nhất là những bạn đến thực tập cho có điểm. Những bạn này sẽ rất khó có thể trở thành phóng viên vì các bạn ấy thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng. Thứ hai là những bạn rất chủ động trong công việc, thường đã là cộng tác viên của toàn soạn trước kỳ thực tập. Đây là những bạn đã có nhiều sản phẩm báo chí, hiểu nghề, yêu nghề và có thể trở thành những phóng viên tốt trong tương lai. Nhóm thứ hai thường ít hơn nhóm thứ nhất.

Có vẻ như một số chương trình đào tạo về Báo chí chưa theo kịp xu hướng phát triển của báo chí hiện nay, thưa anh?

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Theo quan sát của cá nhân tôi, hiện nay đa số các Khoa, Trường có liên quan đến Báo chí đều cố gắng đổi mới, cố gắng cập nhật nhiều kiến thức thực tế vào các chương trình đào tạo. Một số nơi còn mời những người có kinh nghiệm thực tế về Báo chí về giảng dạy, thậm chí còn mời được cả một số nhà báo có thương hiệu đảm trách những vị trí quan trọng. Tuy nhiên, chưa nhiều Khoa, Trường làm được điều này và đôi khi vẫn còn mang tính “ngoại giao” vì thực tế những người nổi tiếng như thế này không có nhiều thời gian dành cho việc đào tạo sinh viên trực tiếp.

Cá nhân tôi rất mong các nhà báo có nhiều kinh nghiệm dành một khoảng thời gian nhất định tham gia công tác đào tạo, hỗ trợ các cơ sở đào tạo về Báo chí, góp phần tạo nên những nhà báo giỏi về chuyên môn và có tư cách đạo đức tốt trong tương lai.

Nghề báo hay bất cứ nghề nào khác cũng vậy, nếu chỉ ỷ lại vào những kiến thức ở trường lớp thì khi ra trường chắc chắn chúng ta sẽ không phát triển được, sẽ bị xã hội đào thải.

Anh có điều gì muốn chia sẻ với các bạn sinh viên chuyên ngành Báo chí?

Học nghề gì thì sinh viên muốn giỏi cũng phải lăn lộn với thực tế công việc sớm nhất có thể, nhiều nhất có thể. Tôi hay chia sẻ về công thức 10:20:70. Toàn bộ kiến thức mình học được ở trường lớp chính quy chỉ chiếm 10% kiến thức của mỗi người. Những gì mình học hỏi được ở những người thân xung quanh chiếm 20%. Còn 70% kiến thức của mỗi chúng ta đến từ những công việc, dự án cụ thể. Nghề báo hay bất cứ nghề nào khác cũng vậy, nếu chỉ ỷ lại vào những kiến thức ở trường lớp thì khi ra trường chắc chắn chúng ta sẽ không phát triển được, sẽ bị xã hội đào thải. Phải liên tục học hỏi phát triển bản thân, phát triển nghề nghiệp.

Cảm ơn anh.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.