Dịch tả lợn châu Phi lan tới 48 tỉnh, tiêu hủy hơn 2 triệu con lợn

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, an toàn sinh học là "vũ khí" hữu hiệu nhất với bệnh dịch tả lợn châu Phi, khi đến nay chưa có thuốc, vaccine phòng trừ.
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, an toàn sinh học là "vũ khí" hữu hiệu nhất với bệnh dịch tả lợn châu Phi, khi đến nay chưa có thuốc, vaccine phòng trừ.
TPO - Dịch tả lợn châu Phi hiện đã lan tới 48 tỉnh, thành ở hơn 300 huyện, trên 3.000 xã với đàn lợn bị tiêu hủy 2 triệu con, chiếm 6,5% tổng đàn lợn của cả nước. Đây là một thiệt hại vô cùng lớn.

Ngày 31/5, tại phiên thảo luận ở Hội trường Quốc hội, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, dịch tả lợn châu Phi hiện là vấn đề rất lớn, lịch sử chưa bao giờ xảy ra với Việt Nam và ngành chăn nuôi trên thế giới. 

Loại dịch bệnh này xuất hiện đầu tiên tại Kenya ở Châu Phi năm 1921. Virus gây ra và virus này hết sức nguy hiểm, gây tỷ lệ chết 100% trên đàn lợn, đến nay chưa có thuốc, vaccine chưa trị…

Tại Việt Nam, giá trị ngành nông nghiệp hiện nay khoảng 1 triệu tỷ, riêng chăn nuôi lợn chiếm khoảng 94.000 tỷ, gần 10%.

Trong khi đó, thịt lợn vẫn chiếm tỷ trọng tới 70% trong cơ cấu sản phẩm về thịt của bữa cơm hàng ngày.Chăn nuôi lợn cũng là khu vực giải quyết sinh kế cho 2,4 triệu hộ, 10.000 hộ trang trại chăn nuôi lớn và quy mô vừa của Việt Nam.

Theo ông Cường, ngày 1/2/2019, ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên đã xảy ra tại tỉnh Hưng Yên. Đến nay, dịch đã lan ra tới 48 tỉnh thành, ở  hơn 300 huyện, trên 3.000 xã với đàn lợn bị  tiêu hủy 2 triệu con (khoảng 117.000 tấn thịt), chiếm 6,5% tổng đàn lợn cả nước. Đây là một thiệt hại vô cùng lớn.

Theo Bộ trưởng Cường, với diễn biến thời tiết vô cùng phức tạp như năm nay, trong điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ, nếu không có biện pháp hiệu quả, dịch bệnh sẽ tiếp tục lan rộng ra những vùng còn lại, những nơi đã 30 ngày không còn xuất hiện và đặc biệt nguy cơ dịch tấn công những trang trại, hộ nuôi lớn.

Về giải pháp, ông Cường cho rằng, Ban bí thư đã ban hành Chỉ thị; Thủ tướng cũng chỉ đạo, yêu cầu “dập dịch như diệt giặc”, phương châm “phòng là chính” vì dịch bệnh này không có thuốc  phòng trừ…

Người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng cho rằng, về giải pháp kỹ thuật, đến nay chăn nuôi an toàn sinh học là vũ khí duy nhất. “Tất cả các doanh nghiệp lớn làm triệt để giải pháp an toàn sinh học đên nay chưa xảy ra dịch. Và nếu làm được điều này thì chúng ta ngăn, không để dịch lan rộng tiếp”, ông Cường nói.

Đặc biệt, với các hộ chăn nuôi lớn, cần gia cố điều kiện đảm bảo an toàn sinh học quyết liệt hơn, nhất là làm giống gốc để sau này khi điều kiện ổn định bệnh có điều kiện tái đàn. “Đây là biện pháp thứ nhất, tập trung chỉ đạo, cùng với các biện pháp thú y để ngăn chặn”, ông Cường nói.

Dịch tả lợn châu Phi lan tới 48 tỉnh, tiêu hủy hơn 2 triệu con lợn ảnh 1 Việt Nam đã tiêu hủy trên 2 triệu con lợn, chiếm khoảng 6,5 tổng đàn lợn cả nước

Ngoài ra, để giảm quy mô thiệt hại về kinh tế, hiện còn gần 90% đàn lợn vẫn sạch, không bị bệnh do đó phải tuyên truyền tránh quay lưng với thịt lợn. 

Giải pháp này cũng giúp thị trường không sụt giảm và đề phòng có thể sốt giá vào quý III, IV do khủng hoảng thiếu. Bởi, nhiều nước xung quanh hiện nay giá lợn rất cao.

Bộ trưởng NN&PTNT cũng cho biết, từ chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã cùng Bộ NN&PTNT, các doanh nghiệp, Sở Công Thương (ngày 30/5) họp bàn giết mổ trữ thịt đông lạnh.

Bên cạnh đó, lúc này không nên tăng đàn, kể cả quy mô hộ nhỏ, hộ lớn vì rủi ro rất cao; đồng thời tập trung tăng khu vực chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản…nhằm tăng nguồn cung thực phẩm trong lúc dịch bệnh; có chính sách hỗ trợ nông dân.

Bộ trưởng Cường cũng đề cập đến các giải pháp lâu dài, trong đó đẩy nhanh các nghiên cứu khoa học, hướng nghiên cứu vaccine về bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Ông Cường cũng cho biết, tới đây sẽ tổng kết 10 năm chiến lược phát triển ngành chăn nuôi (2008-2019), trong đó sẽ xây dựng kịch bản chiến lược mới và sẽ trình Chính phủ tháng 10 tới.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.