Dịch lây lan phức tạp, tiêu hủy hơn 1,2 triệu con vì dịch tả lợn châu Phi

Xác lợn bệnh chết nổi lềnh phềnh trên kênh khu vực xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), đoạn giao với huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên).
Xác lợn bệnh chết nổi lềnh phềnh trên kênh khu vực xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), đoạn giao với huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên).
TPO - Bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã lây lan ra 29 tỉnh thành, trên 1,2 triệu con lợn đã bị tiêu hủy. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu "xử nghiêm" những địa phương lơ là, đối phó, không làm theo chỉ đạo của Thủ tướng, để dịch lây lan phức tạp.

Ngày 13/5, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh ASF.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, dịch tả lợn châu Phi đến nay đã lan ra gần 2.300 xã ở 204 huyện tại 29 tỉnh thành với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là trên 1,22 (chiếm khoảng trên 4% tổng đàn lợn của cả nước).

Thời gian qua đã có 29 xã thuộc 12 tỉnh, thành phố có dịch bệnh đã qua 30 ngày, sau đó lại phát sinh lợn bệnh ở các hộ chăn nuôi khác trong cùng xã. 

Theo Thứ trưởng Tiến, ASF là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh, hiện chưa có thuốc điều trị, chưa có vắc xin phòng bệnh. Trong khi đó, đến nay, một số địa phương chưa chủ động giám sát, chưa nắm bắt kịp thời thông tin dịch bệnh, chậm báo cáo, báo cáo thiếu chính xác, chậm công bố dịch.

Chính quyền và các cơ quan chuyên môn còn chủ quan, lơ là, không nắm rõ thông tin dịch bệnh, chưa tổ chức chống dịch, dẫn đến trường hợp người dân bán chạy lợn bệnh làm lây lan dịch bệnh...

Thậm chí, một số địa phương chưa tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện. Có trường hợp chưa kịp bố trí lực lượng tiêu hủy lợn, để lợn chết trong chuồng quá thời gian quy định, người chăn nuôi tự tiêu hủy, vứt xác lợn ra vườn, sông, ao, rạch...

Tại khu vực cầu phao sông Hóa và cầu phao dân sinh - cầu ông Khởi (khu vực Thái Bình và Hải Phòng) các lực lượng đã phải thu gom, xử lý tiêu hủy gần 400 xác lợn. “Hôm qua, tôi kiểm tra Bắc Giang, nơi khu vực giữa Hiệp Hòa (Bắc Giang) và Phú Bình (Thái Nguyên) vẫn có hàng chục con thả trôi trên sông. Chống dịch kiểu này thì chết”- ông Tiến nói.

Nhiều nơi, việc vận chuyển lợn bệnh đi tiêu hủy hủy không che, lót, che đậy... dẫn đến các chất thải, phân lợn, các loại dịch tiết, thậm chí cả máu lợn rơi vãi ra môi trường.

Bộ trưởng NN&PTNT  Nguyễn Xuân Cường cũng thừa nhận: “Dù chúng ta đã cố gắng nhiều, nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra trên diện rộng”. Trong một thời gian dài nữa chưa thể có ngay vaccine, thuốc phòng chống bệnh ASF, nên phải tập trung rất quyết liệt với loại dịch bệnh nguy hiểm này.

Dịch lây lan phức tạp, tiêu hủy hơn 1,2 triệu con vì dịch tả lợn châu Phi ảnh 1  Bộ trưởng NN&PTNT cũng đề xuất Thủ tướng về chính sách hỗ trợ thu mua thịt sạch, nhằm tạo mộtlượng thịt sạch dự trữ, giảm thiểu nguy cơ rủi ro, đề phòng bất ổn thị trường.

Theo ông Cường, thời gian tới, nếu làm không làm tốt, bệnh tiếp tục lây lan, phát triển rất nhanh, đặc biệt dịch ”đánh” vào các hộ lớn đang cố gắng cầm cự. “Đến lúc đó thì vô cùng thảm khốc. Và điều này càng nhân lên vì diễn biến thời tiết năm nay rất thuận lợi cho dịch bệnh phát triển”- ông Cường nói.

Bộ trưởng NN&PTNT cũng đề xuất Thủ tướng về chính sách hỗ trợ thu mua thịt sạch, nhằm đảm bảo một lượng thịt sạch dự trữ, giảm thiểu nguy cơ rủi ro, đề phòng bất ổn thị trường.

“Thủ tướng đã nói là dập dịch như đánh giặc, nếu nơi nào để dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng mà không phòng, chống chủ động kịp thời thì người đứng đầu tỉnh phải chịu trách nhiệm” – Bộ trưởng Cường nói và cho rằng, cần huy động cả lực lượng công an, quân đội…tham gia tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết kịp thời…để đảm bảo tính kỷ luật.

Kết luận tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, việc chống dịch có nơi lơ là, coi nhẹ, giao phó hoàn toàn cho cơ quan thú y.

“Mới đây, báo chí, mạng xã hội đưa tin lợn trôi sông, chỉ vài tiếng đã vớt được hàng tấn. Có địa phương chôn lợn rồi lại đào lên. Tôi yêu cầu các địa phương khi có thông tin như vậy cần kiểm tra ngay các vấn đề này, xử lý nghiêm những cán bộ, tổ chức để xảy ra hiện tưởng trên”- Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương chủ trì, làm việc với doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ, hệ thống kho lạnh, nhà phân phối… bàn về giải pháp thu mua thịt sạch, cấp đông. Cùng đó, phối hợp với các bộ ngành liên quan và địa phương xây dựng cơ chế hỗ trợ và tổ chức thực hiện việc thu mua, giết mổ lợn và cấp trữ đông để giảm áp lực tiêu hủy, giảm nguy cơ phát sinh dịch bệnh và cân đối nguồn thịt lợn cho các tháng cuối năm.

Phó Thủ tướng cũng giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành, và chủ tịch UBND các cấp, huy động lực lượng, kể cả quân an, quân đội, vứt xác lợn ra môi trường, như báo chí và mạng xã hội đã đưa.

Đồng thời, đại diện Chính phủ cũng yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ hoàn thiện dự thảo gửi Chỉ thị Ban Bí thư về việc đẩy nhanh các biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu phi; tham mưu với Chính phủ các biện pháp phù hợp điều kiện thực tế, khả năng của nền kinh tế để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.