Dịch hoành hành, Việt Nam vẫn chi hơn 2 tỷ USD nhập khẩu ô tô

0:00 / 0:00
0:00
Ô tô nhập khẩu về Việt Nam qua cảng Tân Vũ, Hải Phòng
Ô tô nhập khẩu về Việt Nam qua cảng Tân Vũ, Hải Phòng
TPO - Lũy kế 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 95.525 ô tô, kim ngạch đạt 2,13 tỷ USD (tăng 111% về lượng và 107% về kim ngạch so với cùng kỳ 2020).

Ngày 12/8, Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 7 vừa qua cả nước nhập khẩu 14.407 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch gần 291 triệu USD. Lũy kế 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 95.525 ô tô, kim ngạch đạt 2,13 tỷ USD (tăng 111% về lượng và 107% về kim ngạch so với cùng kỳ 2020).

Tháng 7, Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc vẫn là ba thị trường dẫn đầu, có lượng xe xuất khẩu sang Việt Nam từ 1.000 chiếc trở lên.

Trong đó, Thái Lan vẫn duy trì vị thế số một với 7.008 xe, kim ngạch gần 132,8 triệu USD, qua đó nâng kết quả trong 7 tháng lên 47.493 xe, kim ngạch 890,7 triệu USD.

Ngoài 3 thị trường lớn là Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc, nước ta còn nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức…

Tính trị giá bình quân (chưa thuế), mỗi ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 37.263 USD/xe, cao hơn nhiều so với Thái Lan (18.723 USD/xe) và gấp 2 lần trị giá bình quân ô tô nhập khẩu từ Indonesia (chỉ 12.440 USD/xe).

Theo tìm hiểu, sở dĩ trị giá bình quân ô tô nguyên chiếc của Trung Quốc cao hơn nhiều so với 2 thị trường lớn ở Đông Nam Á do xe nhập khẩu ở nước láng giềng này là ô tô chuyên dụng và ô tô tải, trong khi Thái Lan và Indonesia tập trung vào dòng xe du lịch (ô tô con) và xe bán tải chở người với phân khúc bình dân.

Cụ thể như trong tháng 6 vừa qua, bình quân ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống có trị giá hơn 18.300 USD/xe, trong khi ô tô tải gần 23.350 USD/chiếc và ô tô chuyên dụng lên đến gần 49.330 USD/xe.

MỚI - NÓNG
Sở TN&MT Hà Nội nói gì về tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất?
Sở TN&MT Hà Nội nói gì về tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất?
TPO - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, đấu giá đất vừa qua tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức có hiện tượng một nhóm người tham gia đấu giá không có nhu cầu ở, mà để kinh doanh, đầu cơ, trả giá cao hơn giá thị trường sau đó bỏ cọc. Việc đầu cơ dẫn đến phức tạp trong quản lý đất đai.