Dịch bệnh phức tạp trong trường học, nhiều phụ huynh muốn cho con ở nhà

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Số ca mắc COVID-19 (F0) tăng nhanh trong trường học đang khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Một số học sinh sau khi xét nghiệm âm tính nhưng phụ huynh vẫn quyết định cho con học online hết học kỳ II.

Cho con ở nhà vì sợ dịch

Đã từng cho con trai 4 tuổi đi học mầm non hồi giữa tháng 2 khi chính quyền cho phép các trường mở cửa nhưng chỉ vỏn vẹn 2 tuần anh Trần Văn Thanh (ngụ quận 12, TPHCM) cho con nghỉ ở nhà đến bây giờ. Ngoài bé kể trên, anh Thanh còn có con lớn đang học lớp 9 tại trường.

Dịch bệnh phức tạp trong trường học, nhiều phụ huynh muốn cho con ở nhà ảnh 1

Nhiều trường mầm non gặp khó do phụ huynh e dè đưa con đến trường

Theo anh Thanh, khi trường học mở cửa trở lại, vợ chồng anh Thanh mừng vì có thể gửi con để đi làm. Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn, cậu con trai lớp 9 nhiều lần thành F1, phải nghỉ ở nhà học online nên anh Thanh cũng không thể đi làm được. Cuối cùng vợ chồng anh Thanh đành cắt cử 1 người ở nhà để chăm cả hai con.

Cũng theo anh Thanh, bé lớp 9 đang giai đoạn cuối cấp phải ôn thi lớp 10 nên việc học trực tiếp rất quan trọng, còn bé mẫu giáo thì không học năm nay cũng không sao nên hai vợ chồng quyết định cho cậu nhỏ ở nhà để an toàn hơn.

Tương tự, chị Trần Hương Giang có con gái 4 tuổi học mầm non ở quận 12 sau khi thành F1 của một bạn trong lớp chị Giang cũng quyết định gửi con nhờ bên ngoại chăm cho đến khi tình hình ổn định mới cho đi học trở lại. “Trẻ con chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 nếu mắc bệnh đã rất đáng lo, đặc biệt là hậu COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ sau này nên tôi quyết định cho con nghỉ học một thời gian. Khi nào cảm thấy an toàn gia đình tôi sẽ cho con trở lại trường”, chị Giang nói.

Trong khi đó, dù con trai lớp 3 âm tính sau 10 ngày cách ly điều trị, chị Nhung, TP Thủ Đức vẫn quyết định để bé ở nhà, học online hết kỳ II. Nguyên do là ở trường số ca F0, F1 đã vài trăm, việc học liên tục bị gián đoạn nên gia đình không an tâm cũng như không chủ động được trong việc đưa đón con.

Trường học gặp khó…

Số ca F0, F1 tăng nhanh không chỉ khiến phụ huynh lo lắng mà các trường cũng rơi vào thế khó cho việc tổ chức dạy học.

Ông Lương Trọng Bình - Hiệu trưởng trường Mầm non Hoa Mai, quận 3 cho biết, số trẻ dưới ba tuổi được cha mẹ đăng ký đi học chỉ đạt 50-60%. Phần lớn phụ huynh e dè bởi tình hình dịch bệnh, số khác sắp xếp được người trông con nên chưa vội cho trẻ đến trường.

Tương tự, bà Nguyễn Hoàng Lăng Viên, Hiệu trưởng trường mầm non Mỹ Đức (quận 12) cũng cho biết, do tâm lý e dè, lo lắng nên số học sinh đến trường sau gần 1 tháng mở cửa chỉ đạt 50% so với trước lúc dịch bệnh.

“Việc này ít nhiều gây khó khăn cho việc hoạt động trường do mặt bằng thuê trường năm nay tăng 10% so với năm trước và nhiều phát sinh trong việc đầu tư mua sắm đồ chơi, dụng cụ học tập, khử khuẩn…”, bà Viên nói.

Dịch bệnh phức tạp trong trường học, nhiều phụ huynh muốn cho con ở nhà ảnh 2

Việc đến trường học với trẻ gặp nhiều khó khăn do số ca F0, F1 tăng

Đối với bậc phổ thông, việc học dạy học on- off (kết hợp trực tiếp lẫn trực tuyến) cũng đang khiến nhiều trường đau đầu do thiếu giáo viên lẫn công nghệ.

Ông Nguyễn Đình Độ - Hiệu trưởng trường THPT Thành Nhân (quận Tân Phú) cho hay, các lớp học của trường chỉ dao động 80- 90%, hiếm có lớp nào đạt 100% và duy trì được lâu do số ca F0- F1 liên tục nên trường phải dạy học on- off.

“Theo đó, ở giữa mỗi lớp học sẽ là một chiếc điện thoại hoặc máy quay phim. Khi thầy cô dạy cho các em học sinh trên lớp thì buổi học sẽ được ghi hình trực tiếp thông qua thiết bị này hỗ trợ các em học sinh F0, F1 đang cách ly ở nhà vẫn theo học được”, ông Độ nói.

Cũng theo ông Độ, trường cũng đã tính đến phương án gom học sinh theo khối rồi giao cho một vài giáo viên phụ trách để dạy học online cho các em đang cách ly y tế ở nhà nhưng phương án này không phù hợp vì học sinh cấp 3 mỗi lớp thời khóa biểu khác nhau, thời gian cách ly y tế của các em cũng khác nhau nên gây nhiều xáo trộn khi gom chung.

Trong khi đó, anh Trần Anh Khoa, phụ huynh có con học lớp 4 một trường ở quận 7 cho biết, cách đây 2 tuần con anh là F0 và sau đó được đưa vào một nhóm zalo các học sinh F0, F1 để tiện cho việc học online.

“Tôi đếm trong nhóm này có đến hơn 100 em học sinh trong khi khối 4 chỉ có khoảng 350 em. Tất cả các em này được một vài giáo viên phụ trách và dạy cùng một chương trình vào buổi tối, cũng có hôm thì học vào ban ngày”, anh Khoa kể và hy vọng dịch bệnh sớm qua đi để các con được đến trường học hành cho đàng hoàng chứ không thì các cháu sẽ bị hổng, bị thiếu kiến thức.

TPHCM tổ chức kỳ thi lớp 10 ngày 24- 26/6.

Chiều 14/3, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM Hồ Tấn Minh cho biết, Sở đã trình UBND TP dự thảo kế hoạch tuyển sinh đầu cấp, trong đó có thi lớp 10. Theo đó, học sinh tốt nghiệp THCS sẽ thi tuyển để vào lớp 10 THPT công lập - hình thức được áp dụng từ 2020 trở về trước. Thí sinh sẽ tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vào hai ngày 24-25/6 với ba môn Văn, Toán, Ngoại ngữ. Với thí sinh F0, diện cách ly y tế, Sở sẽ trình phương án cụ thể tùy theo quy định của ngành y tế khi đó.

Cụ thể, môn Văn, Toán với 120 phút mỗi môn; Ngoại ngữ 90 phút. Nếu vào trường THPT chuyên hoặc lớp chuyên, các em sẽ thi thêm một môn chuyên tương ứng.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.