“Di sản” để lại

0:00 / 0:00
0:00
TP - Tại hội thảo phản biện chính sách ở Hà Nội mới đây, một chuyên gia nêu ý kiến rất đáng chú ý về nguyên tắc và cái tâm của người làm quy hoạch. Theo vị này, khi học ở nước ngoài, những người thầy của ông, các kiến trúc sư dạy rằng, những vị trí đất đai đẹp nhất nên được ưu tiên sử dụng công trình phục vụ lợi ích cho cộng đồng, để lại giá trị cho thế hệ mai sau.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa thông tin, tại khu đất vàng Triển lãm Giảng Võ (Ba Đình) sẽ không xây 10 toà chung cư 50 tầng như quyết định cũ. Thành phố sẽ điều chỉnh quy hoạch khu đất theo hướng xây dựng văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại với tỷ lệ phù hợp. Trên diễn đàn báo chí và mạng xã hội, quyết định này của UBND thành phố nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực. Nhìn vào những siêu chung cư cao tầng san sát như ở Nguyễn Tuân, Lê Văn Lương, Lê Văn Thiêm, Hoàng Minh Giám, Nguỵ Như Kon Tum hay như khu HH Linh Đàm, không phải chỉ giới chuyên gia, nhà khoa học lo ngại, mà ngay cả những người dân bình thường cũng cảm thấy… bất bình thường nếu lại cho mọc thêm các siêu đô thị với hàng chục toà chung cư cao tầng và hàng vạn người dân sẽ ở trên nền hạ tầng còn chưa đồng bộ của thành phố. Và hệ luỵ là nạn ùn tắc, quá tải, trường lớp, cơ sở y tế, ô nhiễm môi trường lại bị đẩy lên một nấc thang mới…

“Di sản” để lại ảnh 1

Tác giả Trường Phong

Trong chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2030 vừa được thông qua, dự kiến sẽ có thêm rất nhiều chung cư cao tầng để đạt mục tiêu 89 triệu mét vuông sàn nhà ở, riêng nhà ở thương mại khoảng hơn 34,6 triệu mét vuông. Điểm đáng mừng, là chương trình nêu rõ, phải quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà cao tầng và gia tăng dân số tại khu vực đô thị trung tâm, hướng ra vùng đô thị vệ tinh, thành phố trực thuộc thành phố; hạn chế tối đa việc gia tăng dân số và quá tải hạ tầng…

Kỳ họp thứ 7 HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua danh mục 9 cơ sở nhà đất phải di dời theo quy hoạch. Trong số này, có những địa điểm như Nhà máy thuốc lá Thăng Long, Nhà máy bia Hà Nội, Nhà máy xe lửa Gia Lâm… ở vị trí đắc địa, rộng hàng chục héc ta bên trục đường lớn, hay được gọi vui là “đất kim cương”. Theo tìm hiểu về thông tin quy hoạch, tại những vị trí này, dường như sẽ có những chung cư cao tầng mọc lên, dù vẫn có đất đai dành cho hạ tầng trường học, cây xanh. Có lẽ sẽ chẳng có viễn cảnh toàn bộ những khu đất “kim cương” này trở thành công viên, trường học, sân chơi, hồ nước cho nhân dân Thủ đô tận hưởng. Mà cũng chưa rõ, các cơ sở này có di dời đúng tiến độ trong vòng 5 năm như quyết định của thành phố, bởi mới đây, tại cuộc họp báo UBND thành phố Hà Nội, lãnh đạo Sở Quy hoạch kiến trúc thông tin rằng, một số bộ, ngành T.Ư, một số đơn vị, dù đã có quyết định phải di dời khỏi nội đô, vẫn chưa bàn giao một mét vuông đất nào cho Hà Nội và về giải pháp xử lý thì vẫn đang “bó tay”.

MỚI - NÓNG
Lốc xoáy làm lật thuyền, hai người mất tích
Lốc xoáy làm lật thuyền, hai người mất tích
TPO - Vào tối 17/4, trên địa bàn huyện Sìn Hồ (Lai Châu), do ảnh hưởng của mưa lớn kèm gió lốc lật thuyền, hai người mất tích. Mưa lớn kèm gió lốc cũng gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng đến tài sản của Nhà nước và nhân dân.