Di dân Thượng thành Huế: Thực hiện khung chính sách đặc biệt chưa từng có

Để di dời dân ra khỏi những nơi ở là di tích xuống cấp nghiêm trọng như thế này trong Kinh thành Huế, chính quyền địa phương đã thực hiện theo khung chính sách đặc biệt chưa từng có
Để di dời dân ra khỏi những nơi ở là di tích xuống cấp nghiêm trọng như thế này trong Kinh thành Huế, chính quyền địa phương đã thực hiện theo khung chính sách đặc biệt chưa từng có
TPO - Theo ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, để thực hiện  di dời dân cư, giải phóng mặt bằng vùng  Kinh thành Huế, tỉnh đã xây dựng và được Chính phủ phê duyệt một chính sách đặc biệt chưa từng có, nhờ đó để giải quyết được những vướng mắc pháp lý về giải tỏa dân tại khu vực di tích cũng hết sức đặc biệt này.

Sáng 22/3, UBND thành phố Huế tổ chức hội nghị gặp gỡ 523 hộ dân sống “khổ” trong Kinh thành Huế sẽ di dời, giải tỏa theo đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể Di tích cố đô Huế.

Di dân Thượng thành Huế: Thực hiện khung chính sách đặc biệt chưa từng có ảnh 1

Quảng cảnh tại hội nghị tiếp xúc 523 hộ dân sống “khổ”trong Kinh thành Huế

Hội nghị đã nghe Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP.Huế công khai báo cáo phương án di dời và công bố các chính sách của “khung chính sách đặc biệt về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư” áp dụng cho người dân bị ảnh hưởng bởi đề án. 

Theo khung chính sách do UBND tỉnh TT-Huế xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các trường hợp người dân sử dụng đất lấn chiếm nhận được sự hỗ trợ lớn khi bị di dời, giải tỏa. Đặc biệt là những hộ dân làm nhà chồ trên mặt nước lâu nay không được đền bù, hay làm nhà sau giai đoạn khu vực di tích được khoanh vùng bảo vệ.

Di dân Thượng thành Huế: Thực hiện khung chính sách đặc biệt chưa từng có ảnh 2

Sở dĩ lâu nay dân sống "khổ" trong vùng Kinh thành Huế mà không được di dời là do không có khung chính sách hợp lý

Cụ thể, các trường hợp sử dụng đất lấn chiếm trong giai đoạn từ 19/5/1976 đến 15/10/1993, trên đất có nhà ở thì được hỗ trợ 100% theo hiện trạng, nhưng không vượt quá 200m2, phần còn lại hỗ trợ đất nông nghiệp trong cùng thửa đất ở. Những trường hợp xây dựng nhà trên mặt nước cũng được hỗ trợ 100% theo diện tích xây dựng, nhưng không vượt quá 200m2.  

Các trường hợp sử dụng đất do lấn chiếm trong giai đoạn từ 15/10/1993 đến 1/7/2004, đất có nhà ở được hỗ trợ 50% theo hiện trạng nhưng không vượt quá 200m2, phần còn lại hỗ trợ đất nông nghiệp trong cùng thửa đất ở. Những trường hợp xây dựng nhà trên mặt nước trong giai đoạn này được hỗ trợ 50% theo diện tích xây dựng, không vượt quá 200m2.  

Việc hỗ trợ đối với các trường hợp sử dụng đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 1/7/2004 nhưng chưa nộp tiền để được sử đất được chia làm hai loại đối tượng. Đối tượng sử dụng đất trước 15/10/1993 được hỗ trợ 100% theo diện tích hiện trạng, không vượt quá 200m2. Đối tượng sử dụng đất giai đoạn từ 15/10/1993 đến 1/7/2004 được hỗ trợ 50% theo diện tích hiện trạng, không vượt quá 200m2. Phần diện tích đất lớn hơn hạn mức giao đất ở thì được hỗ trợ theo quy định về bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong cùng thửa đất ở.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh TT- Huế cho biết, chưa từng có một dự án nào trên địa bàn của tỉnh có quy mô lớn (số hộ dân giải tỏa, kinh phí thực hiện) như dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế. Sở dĩ lâu nay tỉnh không thực hiện được việc di dời dân vùng này là do chưa có khung chính sách phù hợp.

Để thực hiện đề án, theo ông Thọ, tỉnh đã xây dựng khung chính sách và được Chính phủ phê duyệt, nhờ đó giải quyết được những vướng mắc về pháp luật trong công tác giải phóng mặt bằng. “Đơn cử, lâu nay làm nhà chồ trên mặt nước không được đền bù. Nay, Chính phủ cho hỗ trợ tương đương với giá trị tiền đất. Hay như làm nhà sau giai đoạn khu vực di tích được khoanh vùng nay vẫn được hỗ trợ”, ông Thọ nêu ví dụ về sự đặc biệt của chính sách thực hiện dự án.

Tại hội nghị, người dân vùng ảnh hưởng dự án yêu cầu cơ quan chức năng phải minh bạch, rõ ràng khi thực hiện dự án cũng như sẵn sáng giải quyết, tháo gỡ những vấn đề tồn tại, vướng mắc mà dân kiến nghị, phản ánh. Ông Huỳnh Cư, Bí thư Thành ủy Huế, yêu cầu người dân giám sát chặt chẽ và có ý kiến phản ánh những bất hợp lý, sai sót trong quá trình thực hiện đề án.

Hiện khu vực 1 Kinh thành Huế có khoảng 4.201 hộ dân sinh sống. Do sống trong khu vực không được tu sửa, nâng cấp, cùng với diện tích chật hẹp, địa hình đồi dốc hẹp, đi lại khó khăn, người dân trong khu vực nghèo khó, sống trong nhà tạm bợ nên các điều kiện về vệ sinh môi trường không đảm bảo, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, xâm phạm nghiêm trọng di tích. Ngoài ra, có đông dân cư sinh sống trên các di tích đã thải nhiều chất thải sinh hoạt làm mất vệ sinh và làm cho di tích nhanh xuống cấp.

Dự kiến, từ năm 2019 đến 2025, tại Huế sẽ có hai cuộc di dân lịch sử với hơn 4.200 hộ ra khỏi các vùng di tích Cố đô, với tổng kinh phí di dời dân cư, bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng khoảng hơn 2.800 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.