ĐHQG TP. HCM tiên phong đào tạo song ngành

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - ĐHQG TP. HCM đã triển khai đào tạo song ngành từ năm 2020. Thông qua việc tăng cường liên thông, liên kết, chương trình nhằm tận dụng thế mạnh liên ngành trong công tác đào tạo tại các trường ĐH thành viên, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Theo đó, ĐHQG TP. HCM đã thí điểm đào tạo chương trình song ngành nhằm tạo thuận lợi và đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Chương trình đào tạo song ngành tại ĐHQG TP. HCM là phương thức kết nối và tổ chức học cùng lúc 2 chương trình thuộc 2 ngành đào tạo khác nhau giữa các trường đại học thành viên trên cơ sở đảm bảo chuẩn đầu ra của người học sau khi tốt nghiệp cả hai chương trình và phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam hiện hành.

Chương trình đào tạo song ngành gồm 2 phần: ngành thứ nhất có khối lượng kiến thức theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, ngành thứ hai có khối lượng kiến thức tối thiểu 30 tín chỉ, tối đa 80 tín chỉ và tổng khối lượng kiến thức (gồm các tín chỉ trùng nhau và được công nhận tương đương giữa 2 chương trình) phù hợp với quy định hiện hành.

Việc công nhận và chuyển đổi tín chỉ phải đảm bảo kết quả đối sánh chuẩn đầu ra môn học/nhóm môn học, chương trình đào tạo. Khối kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức bổ trợ, thực tập, khóa luận/luận văn tốt nghiệp có thể được xem xét công nhận chuyển đổi giữa các chương trình đào tạo.

ĐHQG TP. HCM tiên phong đào tạo song ngành ảnh 1

Sinh viên được đào tạo song ngành sẽ tăng lợi thế cạnh tranh khi đi xin việc.

Hiện, chương trình đào tạo song ngành tại ĐHQG TP. HCM đã tổ chức triển khai tại trường ĐH KHXH&NV, trường ĐH Kinh tế - Luật, với số lượng các ngành/chương trình như sau: Trường ĐH Kinh tế - Luật có các ngành: Kinh tế quốc tế (chương trình Kinh tế đối ngoại), Quản trị Kinh doanh (chương trình Quản trị Kinh doanh), Luật Kinh tế (chương trình Luật Kinh doanh); trường ĐH KHXH&NV gồm các ngành: Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Báo chí, Quản trị Du lịch và Lữ hành, Tâm lý học.

Để theo học chương trình này, sinh viên sẽ xét tuyển dựa trên kết quả học tập ngành thứ nhất. Điều kiện xét tuyển là sinh viên đại học chính quy đang học tại các trường đại học thành viên của ĐHQG TP. HCM được đăng ký học thêm chương trình đào tạo thứ hai nếu đồng thời thỏa mãn các điều kiện như: ngành thứ hai phải khác ngành thứ nhất; đã hoàn thành năm đầu tiên của chương trình đào tạo ngành thứ nhất và xếp loại học lực từ Trung bình Khá trở lên.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.