ĐH Thương Mại lấy điểm sàn 18, điểm chuẩn sẽ lên đến bao nhiêu?

0:00 / 0:00
0:00
ĐH Thương Mại lấy điểm sàn 18, điểm chuẩn sẽ lên đến bao nhiêu?
TPO - Đại học Thương mại thông báo điểm trúng tuyển năm 2020 là 24-26,7, cao nhất là ngành Marketing (Marketing thương mại). Năm 2019, điểm chuẩn ngành cao nhất cũng 23,7 điểm.

Theo Đề án Tuyển sinh năm 2021 của Trường Đại học Thương mại, mức điểm tối thiểu thí sinh phải đạt được để nộp hồ sơ đăng ký vào Trường (điểm sàn) theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp 2021 là 18 điểm.

Điểm sàn được tính bằng tổng điểm 3 bài thi/môn thi TN THPT năm 2021 theo tổ hợp đăng ký và điểm ưu tiên đối tượng, khu vực tuyển sinh theo Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể: mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 điểm, theo thang điểm 10, không nhân hệ số).

Dù năm trước, điểm sàn vào trường cũng chỉ 18 nhưng khi Đại học Thương mại thông báo điểm trúng tuyển năm 2020 là 24-26,7, cao nhất là ngành Marketing (Marketing thương mại).

Cả 26 ngành đào tạo của trường có điểm chuẩn cao và tương đối đồng đều, tập trung 24-25. Hai ngành thấp nhất là Kế toán (Kế toán doanh nghiệp - Chất lượng cao) và Tài chính - Ngân hàng (Tài chính - Ngân hàng thương mại - chất lượng cao) cùng lấy 24.

Điểm chuẩn năm 2020 của Đại học Thương mại:

STT

Ngành, nhóm ngành

Điểm chuẩn

1

Quản trị kinh doanh

25,8

2

Quản trị khách sạn

25,5

3

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

25,4

4

Marketing (Marketing thương mại)

26,7

5

Marketing (Quản trị thương hiệu)

26,15

6

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

26,5

7

Kế toán (Kế toán doanh nghiệp)

26

8

Kế toán (Kế toán doanh nghiệp - Chất lượng cao)

24

9

Kế toán (Kế toán công)

24,9

10

Kiểm toán

25,7

11

Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế)

26,3

12

Kinh tế quốc tế

26,3

13

Kinh tế (Quản lý kinh tế)

25,15

14

Tài chính - Ngân hàng (Tài chính - Ngân hàng thương mại)

25,3

15

Tài chính - Ngân hàng (Tài chính - Ngân hàng thương mại - chất lượng cao)

24

16

Tài chính - Ngân hàng (Tài chính công)

24,3

17

Thương mại điện tử (Quản trị thương mại điện tử)

26,25

18

Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh thương mại)

25,4

19

Luật kinh tế

24,7

20

Quản trị kinh doanh (Tiếng Pháp thương mại)

24,05

21

Quản trị kinh doanh (Tiếng Trung thương mại)

25,9

22

Hệ thống thông tin quản lý (Quản trị hệ thống thông tin)

25,25

23

Quản trị nhnâ lực (Quản trị nhân lực doanh nghiệp)

25,55

24

Quản trị khách sạn (Đào tạo theo cơ chế đặc thù)

24,6

25

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Đào tạo theo cơ chế đặc thù)

24,25

26

Hệ thống thông tin quản lý (Đào tạo theo cơ chế đặc thù)

24,25

Năm 2019, trường lấy điểm chuẩn từ 20,5 đến 23,7. Ngành Kinh doanh quốc tế có đầu vào cao nhất, các ngành và chuyên ngành đào tạo hệ đại học chính quy đại trà của Đại học Thương mại có đầu vào khá đồng đều và đều trên 22.

Điểm chuẩn các ngành năm 2019 cụ thể như sau:

ĐH Thương Mại lấy điểm sàn 18, điểm chuẩn sẽ lên đến bao nhiêu? ảnh 1
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.