ĐH Kinh doanh và Công nghệ đổ lỗi vụ giáo trình có ‘đường lưỡi bò’ cho Nhà nước?

ĐH Kinh doanh và Công nghệ đổ vấy cho Nhà nước vụ giáo trình có đường lưỡi bò?
ĐH Kinh doanh và Công nghệ đổ vấy cho Nhà nước vụ giáo trình có đường lưỡi bò?
TPO - Các chuyên gia cho rằng để lọt “đường lưỡi bò” trong giáo trình trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là trách nhiệm của nhà trường, không thể đổ lỗi cho cơ quan quản lý nhà nước.

Như Tiền Phong đã thông tin Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sử dụng giáo trình in hình ‘đường lưỡi bò’ làm tài liệu giảng dạy trong một thời gian dài. Ngày 22/10, khi phát hiện, lãnh đạo nhà trường cho thu hồi và hủy bỏ toàn bộ cuốn giáo trình này.

Trả lời báo chí, ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng nhà nước cần có cơ quan kiểm soát sách giáo khoa, giáo trình mua từ nước ngoài.

ĐH Kinh doanh và Công nghệ đổ lỗi vụ giáo trình có ‘đường lưỡi bò’ cho Nhà nước? ảnh 1 Để lọt “đường lưỡi bò” trong giáo trình trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là trách nhiệm của nhà trường, không thể đổ lỗi cho cơ quan quản lý nhà nước.

Về vấn đề này, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu, nguyên cán bộ Viện Toán (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho rằng, đại học Kinh doanh Hà Nội đã nhập giáo trình “Developing Chinese” của Trung Quốc làm giáo trình của mình để dạy cho sinh viên khoa tiếng Trung và tiếng Nhật có hình “đường lưỡi bò là lỗi lớn của nhà trường. Thế nhưng, ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh Hà Nội lại phát biểu: "Tôi cho rằng cần có cơ quan kiểm soát sách giáo khoa, giáo trình mua từ nước ngoài. Cái này phải thuộc về nhà nước chứ không phải của trường. Chúng tôi không soạn giáo trình này và có soạn cũng không đưa vào bản đồ như vậy". Tiến sỹ Chu cho rằng, cách trả lời này là cách chối bỏ trách nhiệm.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu, nhà trường đã không soạn được giáo trình, phải mượn giáo trình của nước ngoài, không chịu đọc kỹ, lại đổ trách nhiệm cho nhà nước. "Nếu là nhà nước kiểm soát sách giáo khoa, chọn sách giáo khoa rồi nhập về chứ không để nhà trường chọn và nhập. Thực ra trong việc này nhà trường không nhập đại trà mà chỉ mua vài bản rồi in, photocopy bán cho sinh viên mà hưởng một phần lời" - ông Chu nói.

Tiến sỹ này bình luận thêm: “Việc để lọt “đường lưỡi bò” trong giáo trình của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phản ánh sự tắc trách từ ban giám hiệu, đến khoa, đến bộ môn, cho đến giáo viên giảng dạy ở khoa tiếng Trung và tiếng Nhật của trường này. "Đây là một thất bại lớn vì xảy ra không phải ở nơi ít chữ hẻo lánh, mà ở một Trường Đại học to tại thủ đô Hà Nội. Nhưng thất bại lớn hơn là sự sa sút về đạo đức và sự tắc trách của những người thầy bộc lộ qua vụ việc này. Đó là những ung nhọt của nền giáo dục nước nhà, tàn phá sức sống của cả xã hội”, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu nói.

Thông tư 04/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo quy định cụ thể về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học. Theo đó, giáo trình phục vụ cho việc giảng dạy, chuẩn bị bài giảng của giảng viên và học tập của sinh viên đối với các môn học có trong chương trình đào tạo phải được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa trình Hiệu trưởng xem xét, lựa chọn. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học về công tác chỉ đạo, tổ chức biên soạn, lựa chọn, duyệt và thẩm định giáo trình của đơn vị theo quy định này.
MỚI - NÓNG
Bí thư Bình Dương ra ‘tối hậu thư’ cho dự án mở rộng quốc lộ 13 đang chậm tiến độ
Bí thư Bình Dương ra ‘tối hậu thư’ cho dự án mở rộng quốc lộ 13 đang chậm tiến độ
TPO - Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi đã đi kiểm tra một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn, trong đó có dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13. Dự án này chậm tiến độ gây khó khăn cho người dân sinh sống bên đường, ông Lợi đề nghị phải đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành trước 30/4/2025, không thể kéo dài mãi.