Đeo 2 khẩu trang để chống biến thể mới của SARS-CoV-2: Các chuyên gia hướng dẫn thế nào?

HHT - Biến thể mới của SARS-CoV-2, thường được biết đến là “chủng virus của Anh”, dễ lây lan hơn và có khả năng gây tử vong cao hơn. Để giảm nguy cơ, nhiều chuyên gia y tế đã khuyên bạn nên đeo 2 lớp khẩu trang. Nhưng nếu đeo thế suốt ngày thì… có khó thở không? Vậy bạn nên làm thế nào để giữ an toàn cho chính mình và cộng đồng?

Những biến thể mới của SARS-CoV-2, hiện đang phổ biến nhất là biến thể của Anh B.1.1.7, được cho là đều dễ lây lan hơn, và có loại gây tỷ lệ tử vong cao hơn. Cho nên, câu hỏi mới được đặt ra là: Đeo một chiếc khẩu trang có đủ không? Nếu không đủ thì đeo 2-3 cái có tốt hơn không? Bạn hãy nghe chuyên gia y tế hướng dẫn nhé.

Đeo 2 khẩu trang để chống biến thể mới của SARS-CoV-2: Các chuyên gia hướng dẫn thế nào? ảnh 1

Học sinh đeo khẩu trang trong lớp. Ảnh: AFP.

Việc đeo 2 khẩu trang đúng là vừa được nhiều chuyên gia y tế có uy tín khuyến khích. Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu nước Mỹ và đang là người đứng đầu lực lượng phản ứng chống COVID-19 dưới thời Tổng thống Biden, mới khuyên mọi người đeo 2 khẩu trang. Theo ông, việc này là để tăng số “rào cản”, tức là tăng khả năng bảo vệ.

Còn theo Lindsey Leininger, một nhà giáo dục về sức khỏe cộng đồng ở Dartmouth (Mỹ), thì bạn có thể đeo một khẩu trang khi đi đường, nhưng nếu ở bối cảnh trong nhà (vào cửa hàng, trung tâm thương mại, công ty…), hoặc ở ngoài trời nhưng là khu vực đông đúc, thì “đeo 2 khẩu trang vào thời điểm này là khôn ngoan”.

Đeo 2 khẩu trang để chống biến thể mới của SARS-CoV-2: Các chuyên gia hướng dẫn thế nào? ảnh 2

Jen Psaki, Thư ký báo chí của Nhà Trắng, đeo 2 khẩu trang. Ảnh: Bay News.

Một lý do khiến các biến thể mới của SARS-CoV-2 dễ lây hơn có thể là chỉ cần một lượng virus ít hơn đã có thể gây bệnh cho người rồi. Bởi vậy, đeo 2 khẩu trang để tăng số "rào cản" là hợp lý. Thế nhưng đeo mà không khít thì cũng rất ít hiệu quả. Các chuyên gia khuyên bạn, nếu có thể, hãy đeo một khẩu trang y tế, sau đó là một khẩu trang vải trùm ra ngoài. Lý do là vì khẩu trang y tế 3-4 lớp có thể lọc tốt nhưng thường không khít, nên chiếc khẩu trang vải bên ngoài có thể ấn chiếc khẩu trang y tế cho khít hơn vào mặt bạn. Còn nếu bạn đeo 2 khẩu trang vải thì lại gây khó thở. Điều quan trọng nữa là bạn cần đảm bảo khẩu trang khít cả hai bên má, không hở ở phía mép trên khẩu trang (nếu bạn đeo kính và khi thở ra thấy bị mờ kính, chứng tỏ mép trên của khẩu trang vẫn hở đấy).

Đeo 2 khẩu trang để chống biến thể mới của SARS-CoV-2: Các chuyên gia hướng dẫn thế nào? ảnh 3

Tiến sĩ Fauci cẩn thận đeo 2 khẩu trang, dù ông đã tiêm vắc-xin COVID-19. Ảnh: Reuters.

Nếu bạn tìm được loại khẩu trang đeo bằng cách vòng dây ra sau đầu thay vì đeo vào tai thì sẽ tốt hơn, vì nó khít vào khuôn mặt hơn.

Còn đeo đến 3 cái khẩu trang thì tạm thời chưa có bác sĩ nào khuyến khích cả, có lẽ đơn giản vì sẽ rất đau tai và khó hít thở nữa.

Đeo 2 khẩu trang để chống biến thể mới của SARS-CoV-2: Các chuyên gia hướng dẫn thế nào? ảnh 4
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?