Tác phẩm 'Tổ quốc xa bờ' của tác giả Phạm Phú Hậu.
Triển lãm khai mạc 17h ngày 25/5 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật, 16 Ngô Quyền, Hà Nội thu hút rất đông người đến tham quan và kéo dài đến hết ngày 4/7, sau đó sẽ được trưng bày ở nhiều tỉnh thành phố khác trong cả nước.
Tác phẩm 'Nơi đầu sóng' của tác giả Đoàn Văn Thân.
Tác phẩm 'Sức mạnh Hải quân Việt Nam' của tác giả Trần Quang Thái.
Tác phẩm 'Biển Động' của tác giả Đào Hoa Vinh.
Các nghệ sĩ tạo hình cùng với các chiến sĩ Hải quân hành trình trên các chuyến tàu vượt biển, đến với quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, động viên các chiến sĩ vững tay súng bảo vệ Tổ quốc và ghi nhận thực tế, kí họa giúp các chiến sĩ và trẻ em trên đảo vẽ tranh. Đồng thời giao lưu cùng các chiến sĩ để có những cảm xúc chân thực, khi trở về đất liền sáng tác nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống và chiến đấu nơi đảo xa.
Triển lãm 'Đến với Trường Sa' cùng triển lãm tranh cổ động ‘Bảo vệ Biển đảo Tổ quốc’ vừa khai mạc ngày 23/6 và triển lãm Biếm họa ‘Hướng về Biển Đông’ sẽ khai mạc vào 30/6 là biểu hiện tình yêu nước bằng hành động cụ thể trong sáng tác, công bố tác phẩm, thái độ của các nghệ sĩ tạo hình trong cả nước hưởng ứng Tuyên bố của Hội Mỹ thuật Việt Nam về việc phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tác phẩm ' Vững vàng giữa biển khơi' của tác giả Phạm Ngọc Doanh.
'Mẹ ơi con khỏe' của Lê Đức Thọ.
Tác phẩm 'Bảo vệ chủ quyền thiêng liêng' của tác giả Lê Đàm.
Tác phẩm 'Người lính biển' của tác giả Trịnh Bá Quát.
Tác phẩm 'Hoa bàng vuông' của tác giả Siu Quý.
Tác phẩm 'Biển nghiêng' của tác giả Trần Nguyên Hiếu. Đến với triển lãm, họa sĩ Trần Nguyên Hiếu từng là một người lính mang tới hai bức tranh về Trường Sa chia sẻ, Những bức tranh phải có hồn, có tính giáo dục, thẩm mĩ mới có giá trị nhưng nhiều họa sĩ bây giờ không làm được điều đó. Họa sĩ Trần Nguyên Hiếu đến nay đã vẽ được 12 bức tranh về Trường Sa và đã tặng 98 bức tranh cho bộ đội Trường Sa trưng bày tại các đảo.
‘Cây đèn biển’ và ‘Cây phong ba’ là hai tác phẩm của tác giả từ Trường Sa trở về từ tháng 5/2014 vừa qua. Tác phẩm đầu tiên là ‘Cây đèn biển’ hay Ngọn hải đăng là hình tượng của Trường Sa để chỉ đường cho những con tàu. Trường Sa có đảo nổi và đảo chìm, ở đó có những cây phong ba là hình tượng hiên ngang bất khuất giữa sóng gió của những người lính biển. Thông qua những bức tranh tác giả muốn gửi gắm cảm xúc bâng khuâng, sự mênh mông về trời biển, đôi khi đứng ở đó mới thấy mình bé nhỏ giữa cái nắng gió về đất liền với người xem. Họa sĩ Đỗ Đức Khải chia sẻ.
Trong những năm gần đây, được sự giúp đỡ của Bộ Tư lệnh Hải quân, nhiều nghệ sĩ tạo hình là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam đã được đi thực tế ở quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Triển lãm được trưng bày tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền (Hà Nội) đến hết ngày 4/7 sau đó sẽ được trưng bày ở nhiều tỉnh thành phố khác trong cả nước.