Đề xuất thay đổi giờ làm việc: Bộ LĐTB&XH không muốn đưa ý kiến nữa

ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh cho rằng, thay đổi giờ làm, cha mẹ học sinh sẽ lo bữa sáng cho con tốt hơn
ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh cho rằng, thay đổi giờ làm, cha mẹ học sinh sẽ lo bữa sáng cho con tốt hơn
TP - Tuần qua, đề xuất của đại biểu Quốc hội về việc thống nhất giờ làm việc của cơ quan hành chính Trung ương và địa phương gây ra nhiều ý kiến trái chiều.  Trong đó, tranh luận nhiều nhất là thời gian bắt đầu làm việc không sớm hơn 8h sáng, nghỉ trưa 1 tiếng và điều chỉnh giờ học đồng bộ với giờ làm hay giữ nguyên như cũ.

Ông Lê Đình Quảng, Phó ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, việc thống nhất giờ làm việc của cơ quan hành chính T.Ư và địa phương có thể thực hiện ở một số thành phố lớn ở miền Bắc. Tuy nhiên, nếu áp dụng cho cả nước thì không phù hợp.

Theo ông Quảng, ở các  tỉnh, thành khu vực miền Nam, thời tiết nắng nóng hơn nên giờ làm việc hành chính sẽ bắt đầu sớm hơn. Hay khu vực nông thôn, nhu cầu giải quyết thủ tục của người dân cũng sớm hơn so với ở thành phố. Do đó, nếu nếu áp dụng khung giờ làm việc lúc 8h30 là hơi muộn.

Đối với đề xuất thống nhất giờ học với giờ làm việc, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nêu lý do, như thế người dân sẽ  có thời gian chăm sóc và lo bữa sáng cho con, mang lại sức khỏe cho học sinh. Tuy nhiên, theo ông Quảng, việc để lệch giờ học và giờ làm như hiện nay là phù hợp. “Người lao động có điều kiện đưa con đến trường, có thời gian chăm sóc con hơn sau đó mới đến công sở, doanh nghiệp làm việc”, ông Quảng cho hay.   

Theo lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong quá trình góp ý sửa đổi Dự thảo Luật Lao động, vấn đề giờ làm việc của các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong cả nước là một trong các đề xuất nhận được nhiều ý kiến nhất.

Trước kỳ họp Quốc hội, vào tháng 5/2019,  Bộ LĐTB&XH cũng đề xuất thống nhất giờ làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút. Tuy nhiên, trong quá trình góp ý sửa đổi dự thảo Luật Lao động, bộ nhận được nhiều ý kiến góp ý của các tổ chức, ban ngành…nên quyết định bổ sung phương án linh hoạt giờ làm việc ở các địa phương. Hiện tại, vấn đề này bộ không có ý kiến bàn luận nữa.

Ngày 1/11, nêu quan điểm tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế- xã hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề xuất đổi giờ học, giờ làm bắt đầu từ 8 giờ 30 hoặc 9 giờ và nghỉ trưa một tiếng. Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã nêu quan điểm ủng hộ và cho rằng, để tránh ùn tắc giao thông, giờ làm giữa cơ quan hành chính và khối đơn vị sự nghiệp có thể bố trí lệch nhau.

Bởi nếu tất cả cơ quan, đơn vị cùng bắt đầu giờ làm việc muộn hơn thì không giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông. Đối với giờ làm việc hành chính, phải phù hợp với từng cơ quan, từng địa phương và đặc điểm khí hậu vùng miền. Hiện ở phía Bắc, giờ làm việc từ 8 giờ, nhưng khu vực phía Nam là 7 giờ, hoặc 7 giờ 30.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.