Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về việc góp ý tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 và tuyển sinh ĐH, CĐ.
Theo Hiệp hội, Kỳ thi THPT quốc gia trước đây và kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay hoàn toàn cần thiết để kiểm soát chất lượng của 12 năm học của giáo dục phổ thông, đặc biệt khi bệnh thành tích đang rất trầm trọng trong giáo dục Việt Nam hiện nay.
Kỳ thi này dù tên gọi có thể khác nhau, nhưng vẫn mang tính chất quốc gia: Triển khai thống nhất trên toàn quốc, Bộ GD&ĐT chuẩn bị đề thi và quy định quy trình tổ chức thi. Trong trường hợp này, nếu địa phương (hay trường ĐH) được phân cấp quản lý việc tổ chức kỳ thi thì không thể nói đó là kỳ thi của địa phương hay của trường.
Cho dù Việt Nam hiện nay đang có dịch COVID-19 nhưng không thể lấy cớ đó để yêu cầu Nhà nước bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT được, chỉ trừ khi đến ngày thi mà tình trạng cách ly toàn xã hội vì dịch chưa được bãi bỏ.
Hơn thế, kỳ thi này về cơ bản chẳng có gì khác với kỳ thi THPT quốc gia các năm 2018 và 2019 nên không thể gây khó khăn cho thí sinh.
Trước đây (từ năm 2002 đến năm 2014), hằng năm Bộ GD&ĐT phải tổ chức 2 kỳ thi mang tính chất quốc gia: Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (còn gọi là kỳ thi “3 chung”).
Tuy nhiên, theo tinh thần đổi mới của giáo dục ĐH, công tác tuyển sinh ĐH, CĐ được triển khai theo hướng “kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo” và giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học.
Phương thức tuyển sinh hiện nay gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển; Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh…”
Trên tinh thần như vậy cũng như từ thực tế trong mấy năm gần đây đã không còn kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ quốc gia cũng như không có kỳ thi ” hai trong một”.
Việc tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm trong năm 2020 (và cả những năm tiếp sau) có thể được triển khai trên cơ sở tự nguyện của các cơ sở giáo dục ĐH, theo các khuyến cáo như: Những trường thuộc tốp đầu hoặc trường năng khiếu, đặc biệt với những ngành học tuyển sinh rất ít nhưng thí sinh đăng ký thi rất đông, sau khi sơ tuyển qua kết quả thi tốt nghiệp THPT, nên có thêm một kỳ thi trung tuyển (viết, vấn đáp hoặc phỏng vấn…) do trường tự tổ chức.
Những trường thuộc tốp giữa và tốp cuối nên tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Để tránh tình trạng “thí sinh ảo” các trường nên liên kết với nhau thành từng cụm và sử dụng chung một trung tâm khảo thí để tổ chức xét tuyển chung cho tất cả các trường trong cụm. Về kỹ thuật Bộ GD&ĐT nên có sự hỗ trợ cho các trung tâm đó, xem như là một dịch vụ công ích.
Nên hạn chế việc xét tuyển qua học bạ vì trong khi chất lượng đào tạo ở phổ thông còn chưa được kiểm soát chặt chẽ thì cách xét tuyển như vậy có thể không công bằng.
Đề xuất hạn chế xét tuyển sinh đại học qua học bạ
TPO - Nên hạn chế việc xét tuyển qua học bạ vì trong khi chất lượng đào tạo ở phổ thông còn chưa được kiểm soát chặt chẽ thì cách xét tuyển như vậy có thể không công bằng.
MỚI - NÓNG
Cảnh báo lũ lớn ở miền Tây, nguy cơ ngập úng nhiều nơi trong tuần tới
TPO - Lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông về, kết hợp với triều cường, cảnh báo nguy cơ cao sẽ xảy ra ngập úng nhiều nơi ở các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào các ngày từ 18 - 22/9, đặc biệt trên địa bàn gần biển, vùng trũng thấp.
ĐIỂM TIN 15/9: Khay cơm giáo viên mầm non chỉ có 2 miếng chả: Hiệu trưởng lên tiếng
TPO - Tin nóng: Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh còn sống; Vụ khay cơm giáo viên mầm non chỉ có 2 miếng chả ở BR-VT: Người trong cuộc nói gì?; Cristiano Ronaldo có đồng tiền riêng...
Người dân Mỹ Đức đưa đồ đạc, gia súc lên núi ‘chạy lũ’
TPO - Mực nước dâng cao kỷ lục, nhấn chìm cả một vùng quê, ruộng đồng ngập úng, cây cối ngập chìm. Người dân Mỹ Đức phải vật lộn để đưa lúa, gia súc lên những vùng đất cao trọi, cố gắng cứu vãn chút ít tài sản trước khi tất cả bị cuốn trôi.