Đề xuất cắt giảm 5 đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Dự thảo mới nhất của Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất cắt giảm 5 đơn vị (thuộc Bộ). Bộ KH&ĐT định hướng không tổ chức phòng trong Vụ, ngoại trừ 3 Vụ khối lượng công việc lớn và số lượng biên chế công chức được giao năm 2021 từ 30 biên chế trở lên.

Theo đó, tổng số đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT là 28, sẽ giảm 5 đơn vị gồm 2 tổ chức hành chính là 3 đơn vị sự nghiệp. So với nhiệm kỳ 2016 – 2021, tổng số đơn vị thuộc bộ trong nhiệm kỳ 2021 – 2026 là 30, giảm 6 đơn vị so với giai đoạn trước.

Bộ máy của Bộ KH&ĐT dự kiến gồm 1 Tổng cục (Tổng cục Thống kê), 5 Cục, 15 Vụ, Thanh tra Bộ Văn Phòng Bộ, 5 đơn vị sự nghiệp công lập. Năm Cục chuyên ngành không có thay đổi so với hiện nay. Dự thảo giảm 2 Vụ so với Nghị định 86; Cụ thể: sáp nhập Vụ Thi đua – Khen thưởng và Truyền thông vào Vụ tổ chức cán bộ và Văn phòng Bộ; sáp nhập Vụ Kinh tế công nghiệp và Vụ Kinh tế dịch vụ thành Vụ kinh tế công nghiệp, dịch vụ.

Đề xuất cắt giảm 5 đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư ảnh 1

Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Bộ KH&ĐT đề nghị đổi tên Cục Phát triển Hợp tác xã thành Cục Kinh tế hợp tác, Vụ Kết cấu hạ tầng tầng đô thị thành Vụ phát triển hạ tầng và đô thị. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị này không thay đổi.

Đối với khối quản lý nhà nước, Bộ KH&ĐT định hướng không tổ chức phòng trong Vụ, trừ những đơn vị có chức năng nhiệm vụ liên quan đến theo dõi các cấp địa phương, quản lý đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và liên quan công tác đối ngoại do yêu cầu nhiệm vụ. Cơ cấu tổ chức giảm đầu mối đơn vị trực thuộc Tổng cục, các Cục, Văn phòng thuộc Bộ, với định hướng sắp xếp, sáp nhập các phòng chuyên môn có nhiệm vụ tương đồng, giảm tối đa phòng hỗ trợ, phục vụ.

Riêng 3 Vụ: Tổng hợp kinh tế quốc dân, Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Kinh tế đối ngoại có nhiều mảng công tác, khối lượng công việc lớn và số lượng biên chế công chức được giao năm 2021 từ 30 biên chế trở lên thì đề nghị được tiếp tục duy trì cấp phòng.

Về đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo đề nghị giữ nguyên mô hình của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, và Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bốn đơn vị sự nghiệp sẽ phải sáp nhập: Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia vào Viện Chiến lược phát triển và Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM); sáp nhập Tạp chí Kinh tế và Dự báo vào Viện Chiến lược phát triển, sáp nhập Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng vào Học viện Chính sách và Phát triển.

Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch, Tạp chí Kinh tế và Dự báo được hoàn thành các nhiệm vụ đang thực hiện, đến khi Bộ trưởng KH&ĐT thực hiện xong việc sắp xếp tổ chức, nhân sự, tài chính, và tài sản của các đơn vị nêu trên.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.