Đề xuất bỏ quy định số lượng xe tối thiểu của doanh nghiệp vận tải

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Tại Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và vận tải nội bộ bằng xe ô tô (thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô), Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất bỏ quy định đơn vị kinh doanh vận tải phải đáp ứng quy mô (số lượng phương tiện tối thiểu) theo các loại hình kinh doanh.

Nhiều bất cập cần sửa đổi, bổ sung

Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, sau 2 năm thực hiện Nghị định số 86/2014/NĐ-CP đã bộc lộ một số nội dung tồn tại, bất cập. Chẳng hạn, vệc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho các đối tượng là hộ kinh doanh và đối tượng kinh doanh không thu tiền trực tiếp còn gặp nhiều khó khăn do quy định về hồ sơ cấp phép đối với các đối tượng này cũng giống như hồ sơ đối với các DN, HTX kinh doanh vận tải.

Các địa phương chưa thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho các đối tượng kinh doanh không thu tiền trực tiếp là các DN có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ vốn góp trên 51% do hiện nay đang vướng quy định về cam kết tham gia WTO của Việt Nam. 

Trong khi đó, đối với vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch, quy định về điều kiện kinh doanh đối với loại hình này còn đơn giản dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị vận tải chỉ hợp thức hóa các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải, lợi dụng vận tải hành hành khách theo hợp đồng để đặt chỗ cho hành khách rồi đón trả khách tại các điểm như: bệnh viện, trường học... và dọc các tuyến Quốc lộ gây ra tình trạng tranh giành khách làm mất trật tự vận tải, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát trong công tác quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, để thực hiện Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, trong thời gian qua các địa phương đã đẩy mạnh siết chặt quản lý điều kiện kinh doanh vận tải theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng taxi và xe buýt, vô hình trung góp phần làm cho loại hình vận tải hành khách bằng xe hợp đồng phát triển mạnh do các điều kiện kinh doanh vận tải và quy định về quản lý đối với xe hợp đồng còn tương đối dễ đạt được.

Vì vậy, đã xảy ra tình trạng xe vận chuyển hợp đồng cạnh tranh không lành mạnh với các phương tiện hoạt động tuyến vận tải hành khách cố định, hiện tượng “xe dù, bến cóc” do xe vận chuyển hợp đồng gây nên đang ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là một vấn đề bất cập cần giải quyết ngay.

Cùng với sự phát triển của Công nghệ thông tin ngày càng mạnh mẽ, trong thời gian gần đây, nhiều DN kinh doanh vận tải bằng xe taxi đã ứng dụng phần mềm điều hành thay thế cho phương pháp điều hành truyền thống (sử dụng bộ đàm). Bên cạnh đó, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều phương thức trợ giúp người dùng đặt (gọi) taxi một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua các thiết bị thông minh (smartphone). Nổi bật là các ứng dụng Grab Taxi, Easy Taxi, Live Taxi, ứng dụng UBER… đã và đang có chiều 

hướng ngày một phát triển mạnh. Qua công tác thanh tra, kiểm tra còn tồn tại một số nội dung như: Đơn vị không cung cấp được danh sách lái xe và số lượng phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị, một số đơn vị có Giấy phép kinh doanh vận tải nhưng không xin cấp phù hiệu cho xe hoặc hợp đồng thêm phương tiện ngoài danh sách xe đã đăng ký, lái xe không có hợp đồng lao động ký với đơn vị kinh doanh vận tải...

Vì vậy, trong thời gian tới cần có quy định để quản lý các đối tượng này nhằm mục tiêu khuyến khích các DN đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới công tác quản lý, điều hành xe taxi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng hiệu quả kinh doanh và tăng sức cạnh tranh của DN.

Còn vận tải hàng hóa dù đã đi vào nền nếp nhưng thị trường kinh doanh vận tải hàng hóa vẫn còn nhỏ lẻ, ý thức chấp hành các quy định của chủ phương tiện, đặc biệt là các hộ kinh doanh vận tải hàng hóa còn hạn chế, nên thực tế hoạt động này vẫn còn diễn biến phức tạp, tình trạng xe chở quá tải, lái xe sử dụng các chất gây nghiện vẫn còn diễn ra nên đòi hỏi việc triển khai thực hiện ở các cấp, các ngành cần mạnh mẽ và quyết liệt hơn. 

Bổ sung nhiều quy định phù hợp với vận động thực tiễn

Tại Dự thảo Nghị định mới, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất xây dựng các quy định để quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và xe du lịch như: cho phép sử dụng hợp đồng điện tử; trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải báo cáo thông qua phần mềm các thông tin liên quan đến chuyến đi.

Đồng thời, bổ sung quy định đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe không được đón, trả khách thường xuyên, lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính; trụ sở chi nhánh; văn phòng đại diện hoặc hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh để chống xe dù, bến cóc.

Bên cạnh đó, bổ sung quy định trong thời gian một tháng, mỗi xe và mỗi đơn vị vận tải không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến xe có điểm khởi hành và điểm kết thúc trùng nhau, không được thực hiện lặp lại trên một lịch trình, hành trình. Hợp đồng vận tải phải được ký kết trước khi thực hiện vận chuyển hành khách.

Bổ sung quy định đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô có số người được phép chở dưới 08 chỗ phải thông báo tới cơ quan quản lý nơi cấp giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định.

Đối với một số quy định điều kiện kinh doanh, Dự thảo Nghị định bổ sung một số quy định như: Đơn vị kinh doanh vận tải không được sử dụng xe khách có giường nằm hai tầng để hoạt động vận tải trên các tuyến đường cấp 5 và cấp 6 miền núi; Đơn vị kinh doanh vận tải phải sử dụng lái xe có ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có số người được phép chở trên 30 chỗ để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng; Đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế ngoài việc phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này còn phải thực hiện các quy định tại Hiệp định vận tải đường bộ và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ mà Việt Nam là một bên ký kết. Dự thảo cũng bổ sung quy định cho phép đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện quản lý điều hành xe taxi thông qua phần mềm kết nối giữa trung tâm điều hành với lái xe và hành khách đi xe thay thế cho việc điều hành thông qua bộ đàm và trung tâm liên lạc.

Dự thảo Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung quy định về Thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đảm bảo thuận tiện trong quá trình thực hiện và quản lý chặt chẽ hơn đối với hoạt động xe dù, bến cóc.

Một trong những đề xuất thu hút được sự chú ý là Dự thảo đã đề xuất bỏ quy định đơn vị kinh doanh vận tải phải đáp ứng quy mô (số lượng phương tiện tối thiểu) theo các loại hình kinh doanh.

Theo Theo Pháp Luật Việt Nam
MỚI - NÓNG
Địa ốc 24H: Gần 1,3 tỷ USD vốn ngoại đổ vào bất động sản; kế hoạch đấu giá ‘đất vàng’ Thủ Thiêm
Địa ốc 24H: Gần 1,3 tỷ USD vốn ngoại đổ vào bất động sản; kế hoạch đấu giá ‘đất vàng’ Thủ Thiêm
TPO - Gần 1,3 tỷ USD vốn ngoại đổ vào bất động sản; Kế hoạch đấu giá đất Thủ Thiêm của TP HCM; ‘Choáng’ với giá nhà chung cư ngang ngửa giá biệt thự, liền kề; Giá bất động sản tăng cao, đánh thuế để ngăn tăng giá, đầu cơ?;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 9/9.
 5 trẻ nhập viện cấp cứu sau khi ăn quả lạ
5 trẻ nhập viện cấp cứu sau khi ăn quả lạ
TPO - Loại quả mà các em nhỏ ăn phải nhìn rất bắt mắt của loài cây mọc hoang, thường được người dân trồng làm hàng rào. Dẫu khá quen thuộc song người dân đều không biết loại quả của cây này có thể gây ra tình trạng ngộ độc nặng, tê liệt thần kinh, gây hôn mê... nếu ăn phải chúng.