Đề xuất bỏ ‘phao cứu sinh’ xét tốt nghiệp THPT: Vì thiếu môi trường giáo dục liêm chính?

0:00 / 0:00
0:00
Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Sóng Hiền – Liên đoàn giáo dục độc lập Australia
Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Sóng Hiền – Liên đoàn giáo dục độc lập Australia
TPO - Trước đề xuất bỏ ‘phao cứu sinh’ xét tốt nghiệp THPT, nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Sóng Hiền – Liên đoàn giáo dục độc lập Australia, để có thể tin tưởng hoàn toàn về những con số qua kỳ thi đó thì có lẽ là chưa. Chỉ khi nền giáo dục tạo ra được môi trường giáo dục liêm chính khi đó chúng ta mới bớt hoài nghi về chất lượng giáo nền giáo dục nước nhà.

Từ năm 2020, Bộ GD&ĐT quy định các địa phương xét tốt nghiệp cho học sinh lớp 12 theo công thức 70% dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, 30% dựa vào điểm trung bình học bạ lớp 12 của thí sinh.

Theo các chuyên gia, 30% điểm học bạ được coi là “phao cứu sinh và với kết quả của kỳ thi tốt nghiệp như hai năm nay, đã đến lúc cần loại bỏ phao này.

“Phao cứu sinh”: Chính Bộ GD&ĐT cũng thấy thiếu tin cậy?

Nói về phao cứu sinh, Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Sóng Hiền – Liên đoàn giáo dục độc lập Australia, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng khi chúng ta dùng khái niệm “ Phao cứu sinh” để ám chỉ dùng điểm học bạ để xét tốt nghiệp THPT có nghĩa là điểm số trong học bạ thiếu độ tin cậy. Nói một cách khác, có sự gian dối nhất định trong việc cho điểm học sinh ở các môn học trong các nhà trường.

Cũng theo ông Hiền, Bản chất của học bạ là hồ sơ đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong suốt quá trình học tập. Nó phải là tấm gương phản chiếu trung thực nhất những điểm yếu, điểm mạnh của cá nhân người học qua đó giúp thầy cô, nhà trường, cả hệ thống giáo dục có những điều chỉnh phù hợp để phát huy những điểm mạnh, hạn chế những mặt yếu về phẩm chất và năng lực của người học nói riêng và chất lượng nguồn nhân lực nói chung.

Nhà nghiên cứu giáo dục này cho rằng, nếu như “phao cứu sinh” được phục vụ cho những động cơ ngoài những mục đích căn bản đó thì chắc chắn chúng ta đang tạo ra những sản phẩm giáo dục giả dối, và nguy hiểm hơn nó làm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực tương lai của một quốc gia.

Vậy một câu hỏi đặt ra tại sao dư luận xã hội lại hoài nghi về điểm số trong học bạ của các trường học? Và nguyên nhân nào điểm số trong học bạ lại bị xem như là “ Phao cứu sinh” chứ không phải là một căn cứ tin cậy trong việc xét tốt nghiệp THPT?

“Câu trả lời chỉ có thể là hoặc có kẽ hở trong quản lý điểm học bạ hoặc chúng ta đang thiếu sự liêm chính trong cả hệ thống giáo dục”- ông Hiền nhấn manh.

Cũng theo nhà nghiên cứu giáo dục độc lập này, thực tế, ở những quốc gia có nền giáo dục phát triển và môi trường giáo dục liêm chính thì việc dùng điểm học bạ để xét tốt nghiệp như là một lựa chọn có cớ sở khoa học để đánh giá đúng năng lực và phẩm chất của người học.

Ông Hiền cho rằng, Úc là một ví dụ, điểm thi tốt nghiệp THPT của học sinh được cấu thành từ 2 thành phần điểm đó là 50% điểm của học bạ dựa trên điểm kiểm tra của các môn trong 4 kỳ của cấp 3 với 50 % điểm của kỳ thi cuối lớp 12.

“Có thể thấy rằng qua việc thay đổi liên tục từ mục đích đến hình thức thi tốt nghiệp THPT từ 2015 cho đến nay phản ánh khá trung thực về năng lực quản lý vĩ mô của cơ quan chủ quản hệ thống giáo dục chúng ta đó chính là Bộ GD&ĐT”- ông Hiền nêu quan điểm.

Cũng theo ông Hiền, cơ quan chủ quản đang điều hành nền giáo dục chúng ta thiếu cái nhìn thực tiễn trong bối cảnh nền giáo dục Việt Nam đang đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực, phẩm chất.

“Cụ thể, như khi thì Bộ lấy điểm học bạ để xét tốt nghiệp THPT là 50% rồi sau đó lại giảm xuống 30%. Nó cũng minh chứng Bộ GD&ĐT cũng thiếu tin cậy trong việc sử dụng điểm học bạ để xét tốt nghiệp THPT”- nhà nghiên cứu giáo dục nêu quan điểm.

Đề xuất bỏ ‘phao cứu sinh’ xét tốt nghiệp THPT: Vì thiếu môi trường giáo dục liêm chính? ảnh 1
Nguồn:LTT

Đã đến lúc bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT?

Trước vấn đề có nên duy trì tiếp kỳ thi tốt nghiệp THPT nữa không khi tỷ lệ tốt nghiệp của các địa phương rất cao?

Về vấn đề này, nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Sóng Hiền – Liên đoàn giáo dục độc lập Australia cho rằng, chúng ta chỉ duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT khi thực sự nó đóng góp một cách có ý nghĩa đến việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực và là cơ sở dự liệu quan trọng cho phát triển chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia.

Ông Hiền cho rằng, trong thực tế, suốt những năm qua chưa có kỳ thi tốt nghiệp THPT nào mà tỷ lệ tốt nghiệp dưới 90%, thậm chí trong kỳ thi năm nay điểm chênh lệch giữa học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT không quá lớn thì một câu hỏi đặt ra có cần thiết để giữ nó hay không?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải khẳng định rằng dù ít nhiều nó gây ra sự tốn kém và tạo nhiều áp lực lên xã hội đặc biệt là các phụ huynh và học sinh. Nhưng, nhìn ở góc độ giáo dục, kỳ thi phần nào giúp xã hội cũng như các nhà giáo dục có một cái nhìn đầy đủ hơn về chất lượng giáo dục ở bậc THPT.

“Tuy nhiên, để có thể tin tưởng hoàn toàn về những con số qua kỳ thi đó thì có lẽ là chưa. Chỉ khi nền giáo dục chúng ta tạo ra được môi trường giáo dục liêm chính khi đó chúng ta mới bớt hoài nghi về chất lượng giáo nền giáo dục nước nhà”- ông Hiền nói.

MỚI - NÓNG