Đề xuất bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10: Chúng ta đừng áp lực quá?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tính đến đầu tháng 12 này, học sinh Hà Nội căng mình học trực tuyến ròng rã trong 3 tháng. Với tình hình học sinh lớp 9 năm nay phải học trực tuyến kéo dài như vậy, nhiều giáo viên, phụ huynh đề xuất Hà Nội nên bỏ môn thi thứ 4 để giảm áp lực cho các em.

Bà Nguyễn Thị Huyền- Hiệu trưởng Trường THCS An Khánh, huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho rằng, với tình hình dịch bệnh như hiện nay, học sinh trường bà có thể gần hết học kỳ I học sinh mới được đến trường vì thời gian gần đây địa bàn liên tục xuất hiện nhiều ca F0.

Do đó, bà Huyền kiến nghị Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất hủy môn thi thứ 4, thậm chí chỉ nên thi tuyển vào lớp 10 gồm ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh là phù hợp.

“Cách đây 2 năm, Hà Nội đã giảm môn thi thứ 4. Năm ngoái, thành phố rút ngắn thời gian làm bài thi nhưng năm đó, thời gian học trực tiếp ở trường khá nhiều so với năm nay. Năm nay thực sự học sinh nếu thi như bình thường sẽ gặp khó khăn hơn”, bà Huyền nói.

Hiệu trưởng một số trường THCS khác cho rằng, chất lượng dạy học trực tuyến khó có thể đánh giá đạt bao nhiêu phần trăm so với trực tiếp.

“Học trực tuyến kéo dài khiến học sinh kiến thức rơi rụng rất nhiều. Vì lẽ đó, Hà Nội nên bỏ môn thi thứ 4 hoặc công bố môn thi sớm để các trường, học sinh chủ động có kế hoạch dạy học và ôn tập nhằm giảm áp lực cho học sinh”, hiệu trưởng một trường THCS tại Hà Nội nói.

Một giáo viên dạy khối 9 tại huyện Mỹ Đức chia sẻ, việc thành phố sớm công bố hình thức thi cũng như số lượng môn thi của kỳ thi vào lớp 10 đóng vai trò quan trọng với học sinh và giáo viên trong vấn đề ôn tập. Còn nếu đến tháng 3 mới công bố như mọi khi thì giáo viên và học sinh “vắt chân lên cổ” cũng không kịp.

Không nên áp lực quá

Nêu quan điểm về đề xuất bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10 của Hà Nội, Ông Nguyễn Quốc Đạt, Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An, Long Biên (Hà Nội) cho rằng, nếu mạnh dạn bỏ thì cũng thuận lợi cho học sinh nhưng cũng không quá áp lực là phải bỏ cho bằng được.

Ông Đạt thừa nhận, năm nay là năm gây nhiều khó khăn cho kinh tế và giáo dục. Tuy nhiên, theo ông Đạt, các trường ở Hà Nội đã có kinh nghiệm trong việc ứng phó và không phải năm đầu tiên kì thi tổ chức kì thi trong tình trạng này.

Việc học trực tuyến, ông Đạt cho rằng, việc thích ứng của nhà trường và làm chủ của thầy cô đã khác một năm trước. Học sinh cũng đã quen, chuyên nghiệp hơn trong việc học nhưng có bất lợi ở khả năng tương tác và tâm lý khi tham gia học tập nên thực tế có giảm đi chất lượng.

“Phụ huynh lo lắng là đúng. Nếu giảm 3 môn cũng giống như năm trước, phụ huynh nghĩ sẽ thuận lợi hơn. Thi thì học sinh có vất vả và lo lắng hơn nhưng đây là vấn đề cấp trên sẽ quyết định. Thành phố sẽ lắng nghe và có giải pháp tổng quan cho tất cả các nhà trường một cách thấu đáo”- ông Đạt nói.

Cũng theo vị hiệu trưởng này, năm nay cái khó là ở việc ra đề.

“Ở môn Toán, môn Tiếng Anh có thể tăng trắc nghiệm lên nhưng khó nhất là bộ môn Văn không thể thi hoàn toàn trắc nghiệm được nên cần có giải pháp”- ông Đạt nói.

Trước ý kiến các cho rằng, trong bối cảnh gần hết kỳ I, học sinh vẫn phải học trực tuyến, Sở GD&ĐT nên công bố ngay phương án tuyển sinh lớp 10. Ông Đạt cho rằng, ông cũng mong muốn biết sớm kế hoạch thi vào lớp 10.

Với tình hình hiện nay, ông đánh giá có thể đầu năm sau, tất cả học sinh lớp 9 mới được trở lại trường. Do đó, theo ông, nếu vẫn thi bốn môn, "tôi nghĩ Sở cần công bố sớm phương án thi để các em có đủ thời gian ôn tập", ông Đạt nói.

Cũng theo ông Đạt, nhưng thực tế, nếu công bố sớm quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chung.

“Tôi cho rằng cách tổ chức thi và tổ chức thế nào mới quan trọng chứ còn việc công bố môn thi thứ 4 sớm quá nếu không cẩn thận lại nảy sinh những tiêu cực”- ông Đạt nêu quan điểm.

Ông Đạt cho rằng, khi công bố sớm môn thi thứ 4 sẽ, nếu ở các trường có trách nhiệm cao sẽ không bị cắt bớt nhiều bộ môn mà đáng nhẽ các môn này các học sinh đều được hưởng. Nếu cắt sớm để thi theo mục tiêu để đi thi thôi thì học sinh rất thiệt.

“Có thể công bố phương án thi sớm hơn mọi năm sẽ cần thiết. Nếu mọi năm kì thi bình thường là tháng 3 công bố môn thi thứ 4 thì năm nay có thể sớm hơn 1 tháng thì là giải pháp hợp lý”- vị hiệu trưởng này nêu quan điểm.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội hằng năm được tổ chức với 4 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và môn thi thứ 4. Trong đó, 3 môn được ấn định, riêng môn thi thứ 4 sẽ được công bố vào khoảng tháng 3/2022.

Khó thì khó chung, sao phải bỏ môn thứ 4?

Một hiệu trưởng Trường THPT ở Hà Nội nêu quan điểm cá nhân là không nên bỏ môn thi vào lớp 10 THPT dù trong tình hình học trực tuyến dài ngày như hiện nay.

Theo hiệu trưởng này, hiện học sinh vẫn còn tâm lý có thi mới học. Nếu bỏ môn thi thứ 4, thì nhiều môn học khác như Lý, Hóa, Sinh,… sẽ bị giáo viên và học sinh buông lỏng để dồn vào môn chính.

Cũng theo vị hiệu trưởng này, sở dĩ ông không đồng tình với đề xuất bỏ thi thi thứ 4 vào lớp 10 THPT của Hà Nội là vì, cùng một mặt bằng học trực tuyến như nhau, học sinh học thế nào, cứ thi thế ấy.

“Với tâm lý có thi mới học như hiện nay, nếu bỏ môn thi thứ 4, học sinh và giáo viên sẽ có tâm lý buông lỏng. Mặt khác, giáo dục cần sự ổn định, nếu cứ thay đổi xoành xoạch thì còn gì là sự tôn nghiêm”- vị hiệu trưởng này nói.

Thăm dò ý kiến
Theo bạn có nên bỏ bớt môn thi vào lớp 10?
MỚI - NÓNG
Chủ tịch Quốc hội: Những gì đã hứa phải thực hiện nghiêm!
Chủ tịch Quốc hội: Những gì đã hứa phải thực hiện nghiêm!
TPO - “Quốc hội rất sốt ruột, làm sao luật có rồi chúng ta phải có nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện”, ông Trần Thanh Mẫn lưu ý Chính phủ, các bộ phải xem xét, những gì đã hứa trước quốc dân đồng bào thì phải thực hiện thật nghiêm. Đến nay, Luật Đất đai còn 2 nghị định, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản còn 1 – 2 thông tư. Theo báo cáo cách đây ít ngày, mới có 12/63 địa phương có hướng dẫn thi hành...
Lực lượng Công an cứu hộ người dân bị ảnh hưởng bởi lũ.
Tài khoản báo Tiền Phong tiếp nhận thêm gần 500 triệu đồng ủng hộ khắc phục hậu quả bão YAGI từ bạn đọc
TPO - Báo Tiền Phong nhận được hơn 2,7 tỷ đồng tiền và hàng hoá ủng hộ cho những nạn nhân vùng bão lụt từ các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, hoa hậu/người đẹp và bạn đọc. Trong đó, tính từ chiều ngày 10/9 đến chiều ngày 11/9, các tài khoản ngân hàng của báo Tiền Phong tiếp tục nhận được hơn 488 triệu đồng tiền ủng hộ khắc phục hậu quả bão YAGI từ bạn đọc trên cả nước.