Đề Văn lớp 10 tại Đà Nẵng: Báo động cách hành xử của lớp trẻ

Đề Văn lớp 10 tại Đà Nẵng: Báo động cách hành xử của lớp trẻ
TPO - “Trẻ tự do phát triển cái tôi cá nhân có thể quên mất lời chào trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày. Trong khi đó là phép lịch sự tối thiểu, ông bà ta vẫn dạy “lời chào cao hơn mâm cỗ”.

Môn thi Ngữ Văn kì tuyển sinh lớp 10 THPT tại Đà Nẵng sáng nay đã kết thúc. Đề Văn với 3 câu hỏi: câu 1 (2 điểm) với yêu cầu đọc văn bản và xác định từ, biện pháp tu từ….; câu 2 (3 điểm) cho thí sinh viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa lời chào trong giao tiếp hàng ngày; câu 3 (5 điểm) với trích đoạn “Chiếc lược ngà”, đề thi yêu cầu phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật Thu.

Đề Văn lớp 10 tại Đà Nẵng: Báo động cách hành xử của lớp trẻ ảnh 1  Đề thi môn Văn. Ảnh: Thanh Trần. 

Theo các thí sinh, câu 1 chỉ cần nắm kiến thức cơ bản sẽ dễ có điểm tối đa, hơn nữa những bài kiểm tra trên lớp cũng đã làm dạng này rất nhiều.

Câu thứ hai được các thí sinh đánh giá là câu “cho điểm” bởi đề mở, thí sinh tự do tư duy, thể hiện. Và “ý nghĩa lời chào” là đề tài thân thuộc, không đòi hỏi phải hiểu biết quá sâu rộng mới làm bài tốt.

“Em không quá bất ngờ với câu phân tích 5 điểm, nếu học kỹ bài trên lớp thì câu này rất dễ triển khai. Còn không nắm được nội dung, bối cảnh có thể sẽ khó phân tích được tâm trạng nhân vật. Đề thi nhìn chung không khó, dễ kiếm được điểm 7, 8”, Tấn Duy (trường THCS Kim Đồng) chia sẻ.

Cùng nhận định như Duy, phần lớn thí sinh rời điểm thi với tâm trạng vui vẻ, tự tin kiếm trên điểm trung bình, do đề thi “dễ nuốt”, thời gian làm bài thoải mái.

Đề Văn lớp 10 tại Đà Nẵng: Báo động cách hành xử của lớp trẻ ảnh 2 Nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi trước giờ nộp bài. Ảnh: Thanh Trần. 

Trao đổi với Tiền Phong, thầy Nguyễn Bình Hòa (giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Trần Phú) nhìn nhận đề thi năm nay rất hay. Câu 1 với 4 câu hỏi nhỏ không khó, không có tính chất đánh đố nên dễ lấy điểm trọn vẹn.

“Câu 2 có tính thời sự, bởi thời đại hiện nay, trẻ tự do phát triển cái tôi cá nhân có thể quên mất lời chào trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày. Trong khi đó là phép lịch sự tối thiểu, ông bà ta vẫn dạy “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đề bài vừa đòi hỏi kỹ năng làm bài, vừa báo động tình trạng cách hành xử của lớp trẻ”, thầy Hòa nói.

Đề Văn lớp 10 tại Đà Nẵng: Báo động cách hành xử của lớp trẻ ảnh 3 Thí sinh trao đổi về đề Văn sau khi kết thúc buổi sáng dự thi đầu tiên. Ảnh: Thanh Trần. 

Riêng câu luận 5 điểm về trích đoạn trong “Chiếc lược ngà”, theo thầy, học sinh chỉ cần nắm tác phẩm, hiểu được tâm trạng của bé Thu lúc chưa nhận ra cha và lúc đã nhận ra là có thể làm được. Tâm trạng này cũng gần gũi với tâm trạng của lứa tuổi học sinh. “Nếu ôn tập tốt, không học theo kiểu “tủ” thì khả năng đạt điểm trên trung bình rất  cao”, thầy nhận định.

MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.