Thí sinh Đà Nẵng làm bài thi môn văn sáng nay. Ảnh: Nguyễn Huy. |
Đối với câu hỏi 1 của đề Văn thì phù hợp với trọng tâm của chương trình. Rõ ràng đây là câu hỏi dễ, không quá khó nhưng nếu học sinh không nhớ, không hiểu tác phẩm thì sẽ khó đáp ứng được câu hỏi. Đây là câu có giá trị phân loại học sinh khá tốt.
Đối với câu 2 (nghị luận xã hội) thì câu hỏi phù hợp với định hướng ra đề của Bộ GD&DDT, bám sát thực tế cuộc sống. Tất nhiên, đề các em làm được, nắm được phương pháp làm bài cũng phải có kiến thức ở mức độ nhất định cũng như biết cách trình bày rõ ràng suy nghĩ của mình. Câu hỏi này cũng có tác dụng phân loại rõ mức độ năng lực học sinh trong việc trình bày một vấn đề của xã hội.
Thầy Dương cũng cho biết, với phần tự chọn giữa phân tích một đoạn thơ 12 câu trong tổng số 90 câu trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và phân tích hình tượng Sông đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân thì thầy Dương cho rằng, phần phân tích thơ khó hơn là phân tích hình tượng con Sông Đà.
“Phân tích hình tượng con sông Đà thí sinh chỉ cần nhớ mà không yêu cầu cảm thụ văn học quá nhiều trong khi đó hiểu và phân tích được 12 câu thơ trong bài thơ Việt Bắc không hề dễ dàng”- Thầy Dương cho biết.
Vì thế, theo thầy Dương nhận định, đề thi đều năm trong nội dung ôn tập, học sinh học lực trung bình cũng đáp ứng được yêu cầu của bài thi: “Tôi nghĩ thí sinh đạt 7 đến 8 điểm nếu thí sinh chọn phân tích khổ thơ trong bài thơ Việt Bắc sẽ ít hơn số thí sinh chọn làm phân tích hình tượng Người lái đò sông Đà”.