Để sân chơi của người trẻ vang tiếng cồng chiêng, điệu múa truyền thống

Các bạn trẻ trong đội cồng chiêng tại Gia Lai tham gia biểu diễn trên đường chạy Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm 2021.
Các bạn trẻ trong đội cồng chiêng tại Gia Lai tham gia biểu diễn trên đường chạy Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm 2021.
TPO - Các câu lạc bộ, đội, nhóm về nhiều loại hình văn hóa văn nghệ như cồng chiêng, ca múa truyền thống và thuyết minh…, đã trở thành sân chơi để người trẻ trẻ gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. Đây là một trong những cách làm, mô hình đã được các cấp bộ Đoàn, Hội triển khai.

Trong những năm qua, các cấp bộ Đoàn, Hội đã phối hợp hiệu quả với các cơ quan Công tác dân tộc cùng cấp triển khai và duy trì hiệu quả nhiều mô hình, các làm hay để giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. Nổi bật có việc thành lập và duy trì hoạt động các câu lạc bộ, đội, nhóm; tổ chức các ngày hội văn hóa…

Tỉnh Đoàn Gia Lai duy trì hoạt động và thành lập mới hơn 60 đội hình cồng chiêng thanh thiếu nhi tại địa phương, đơn vị, góp phần duy trì công tác bảo tồn, phát huy “Không gian văn hóa cồng chiêng”. Tỉnh Đoàn Lâm Đồng xây dựng câu lạc bộ cồng chiêng thanh niên của dân tộc Cơ Ho, Mạ, M’nông.

Bên cạnh đó, một số tỉnh thành khác như Bình Định cũng đã thành lập câu lạc bộ thanh niên cồng chiêng nhằm đoàn kết tập hợp thanh niên và góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc Bana. Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định đã tổ chức 38 “Ngày hội thanh niên dân tộc thiểu số” thành lập và duy trì 8 câu lạc bộ “Cồng chiêng”, xây dựng 4 sân bóng đá cho thiếu nhi với tổng trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tỉnh Đoàn Bạc Liêu triển khai mô hình tuyên truyền nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc Khmer thông qua các loại hình như đội ca múa truyền thống, đội ngũ âm, đội thuyết minh, đội ca múa robam… để tăng cường công tác tuyên truyền về những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer trong những ngày tết, lễ truyền thống như Sen đôlta, dâng Y cà sa, Chool Chnăm Thmây…

Về việc tổ chức các ngày hội văn hóa, thể thao, nổi bật có Thành Đoàn Đà Nẵng tổ chức Ngày hội “Văn hóa – thể thao dân tộc Cơ Tu”, “Ngày hội Văn hóa Thanh niên các dân tộc”. Thành Đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội văn hóa, văn nghệ trong thanh niên dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội năm 2020”, “Ngày hội văn hóa, văn nghệ và khám bệnh phát thuốc cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô năm 2018”.

Mở rộng mặt trận đoàn kết, lan tỏa giá trị văn hóa

Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chương trình phối hợp giữa Trung ương Đoàn và Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2021 – 2021 đánh giá: Trước yêu cầu tập hợp đông đảo thanh niên dân tộc thiểu số vào tổ chức Đoàn, Hội thông qua những mô hình hoạt động phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, sở thích của từng đối tượng và phát triển các loại hình hoạt động thiết thực theo hướng chuyên nghiệp, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên trong tình hình mới.

Đoàn, Hội các cấp đã phối hợp với các Cơ quan Công tác dân tộc cùng cấp tổ chức các sân chơi giải trí, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thành lập các câu lạc bộ thanh niên nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.

Qua đó, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ tham gia vào công tác phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; phối hợp xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Hội góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.