Đế quốc Pháp – Từ lãnh thổ liên minh đến Đế quốc cường thịnh – Kỳ II

Từ thế kỷ XVIII, nền văn minh Pháp và tiếng Pháp phát triển rực rỡ ở châu Âu với kỷ nguyên ánh sáng và các nhà triết học, khoa học nổi tiếng để lại những thành tựu mà thế giới đang kế thừa và phát triển.
Đế quốc Pháp – Từ lãnh thổ liên minh đến Đế quốc cường thịnh – Kỳ II ảnh 1
 
Đế quốc Pháp – Từ lãnh thổ liên minh đến Đế quốc cường thịnh – Kỳ II ảnh 2
 
Đế quốc Pháp – Từ lãnh thổ liên minh đến Đế quốc cường thịnh – Kỳ II ảnh 3
 
Đế quốc Pháp – Từ lãnh thổ liên minh đến Đế quốc cường thịnh – Kỳ II ảnh 4
 

Với tầm nhìn của các thủ lĩnh kiệt xuất cùng với mô hình chiến lược vượt trội đã biến Pháp trở thành một đế quốc với phạm vi lãnh thổ rộng khắp thế giới trong thời kỳ cường thịnh.

Cách mạng Pháp diễn ra từ năm 1789 đến 1799, được xem là kết quả của những tư tưởng trong Thời kỳ Khai sáng với mơ ước thiết lập một xã hội của nhân tính, lý tính và tự do. Cuộc cách mạng đã làm sụp đổ chế độ phong kiến ở Pháp, đồng thời đem đến sự giải phóng cho nhân dân, sự phân chia ruộng đất công bằng hơn, các đặc quyền của giới tinh hoa bị bãi bỏ, và thiết lập quyền bình đẳng giữa con người với con người, nó trở thành điểm khởi đầu cho sự phát triển của tất cả các hệ tư tưởng chính trị hiện đại.

Từ năm 1804, Đế quốc Thực dân Pháp được chia ra thành 2 thời kỳ, gọi là Đế quốc Thực dân Pháp Đệ Nhất và Đệ Nhị. Chính thể này cạnh tranh cùng với Đế quốc Tây Ban Nha, Hà Lan, và sau đó là Anh bắt đầu xâm lăng Bắc Mỹ, vùng Carribean, và Ấn Độ từ thế kỷ 17. Đế quốc Pháp Đệ Nhất mất dần các vùng lãnh thổ sau một loạt các cuộc đụng độ với Đế chế Thực dân Anh và các đội quân lớn khác ở Châu Âu. Sau năm 1850, Pháp dần dần hồi phục lại và lập nên Đế quốc Pháp Đệ nhị. Để tránh chạm mặt các "con cá" lớn khác, Pháp tập trung nguồn lực xâm lược các quốc gia Châu Phi, Đông Dương và Nam Thái Bình Dương. Lần này, Đế quốc Pháp tiến hành chinh phạt không chỉ bằng vũ lực mà bằng văn hoá. Người Pháp gọi đây là "Nhiệm vụ tối quan trọng phải đưa toàn thế giới quy phục chuẩn Pháp và Thiên Chúa Giáo".

Đế quốc Pháp – Từ lãnh thổ liên minh đến Đế quốc cường thịnh – Kỳ II ảnh 5
 

Napoléon Bonaparte - Hoàng đế Pháp với đế hiệu là Napoleon I từ năm 1804 đến năm 1814 đã thành lập Đế quốc Pháp Đệ Nhất dẫn dắt nước Pháp chống lại một loạt liên minh trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon. Napoléon Bonaparte đã giành chiến thắng tại hầu hết những trận chiến, lập ra một đế chế rộng lớn thống trị hầu như cả lục địa châu Âu trước khi sụp đổ năm 1815. Ông được xem là một trong những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới, những cuộc chiến của ông đã được những trường quân sự khắp thế giới nghiên cứu.

Sau khi lên ngôi hàng đế, Napoléon đặt ra ở mỗi quận của Pháp một quận trưởng và công việc của họ là thanh tra, giám sát và xử lý toàn bộ mọi việc trong quận đó. Ngoài ra Napoléon còn tung ra 1 lực lượng điệp viên đông đảo nhiệm vụ đội quân này là giám sát hành động tất cả mọi người dân và cả quan chức nhà nước. Dựa theo các luật lệ La Mã thời Cổ đại, Napoléon đã biên soạn thành công bộ luật Napoléon gồm 2281 điều. Nhờ bộ luật đó ông đã biến Pháp trở thành một đế chế rộng lớn gần bằng châu Âu. Để muốn đế chế giàu có hơn Napoléon ra lệnh mỗi quận phải xây dựng một trường Đại học lớn và mang tên Napoléon. Ông cũng muốn trích một nửa số tiền trong kho để đào tạo các sinh viên sau này sẽ tận tâm phục vụ chế độ. Ngoài ra Napoléon còn kiểm soát cả báo chí, sách vở và các buổi biểu diễn cho sinh viên.

Napoléon Bonaparte xây dựng một lực lượng quân sự hùng hậu nên ông đã bắt đầu thực hiện những tham vọng chinh phục to lớn của mình. Từ năm 1804 đến năm 1813 đội quân Pháp tăng từ 400.000 người đến hơn 1.000.000 người. Những người vào quân đội phải trải qua 2 tháng luyện tập và học cách sử dụng vũ khí. Sau đó họ được phân chia về nhiệm vụ của quân đội tùy theo nhu cầu của họ. Nhờ vậy quân Pháp mới trở thành đội quân hùng mạnh nhất châu Âu thời đó.

Về kinh tế, từ cuối thế kỷ XVII trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ở Pháp bắt đầu chậm lại. Tuy vậy, công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể. Nông nghiệp vẫn giữa vai trò quan trọng, tuy nhiên sự xâm nhập của của phương thức sản xuất nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm do đất đai manh mún. Thời kì này ở Pháp hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối đất nước. Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao và chủ yếu vốn được đem cho các nước vay với lãi suất nặng. Chính vì vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi".

Những thắng lợi của chủ nghĩa thực dân tràn ngập khắp Châu Âu trong đó có Pháp, đem lại cho các nước chủ thuộc địa nguồn tài nguyên nô lệ và thiên nhiên gần như vô tận. Vô vàn thành quách, công trình xây dựng xa hoa được xây dựng khắp lục địa. Cùng với đó là tập hợp các tinh hoa tri thức lấy về từ khắp nơi trên thế giới, được tiếp tục phát triển và đặt tên bằng các học giả và tư sản Châu Âu. Tuy nhiên, sau năm 1945, chủ nghĩa chống thực dân nổi lên mạnh mẽ, là thành phần các dân tộc chưa bị đồng hoá hoặc diệt chủng chống lại Đế quốc thực dân Châu Âu. Đến năm 1958, tổng diện tích thuộc địa của Pháp chỉ còn 119,394 km², tức là chỉ còn chưa tới 1%.

Với thực lực quân sự tan biến hoàn toàn sau những cuộc chiến chống thực dân của các nước thuộc địa, cộng với khoản nợ chiến tranh khổng lồ mà Pháp vay mượn Mỹ và các nước Châu Âu làm chính phủ Pháp sợ hãi; đa số các thuộc địa còn lại của Pháp cũng tự giải phóng trong hoà bình. Đế quốc Thực dân Pháp dần dần chỉ còn danh nghĩa, mặc dù vẫn duy trì được một số vùng lãnh thổ nhỏ bé ở hải ngoại do người bản địa đã hoàn toàn bị đồng hoá.

Đế quốc Pháp – Từ lãnh thổ liên minh đến Đế quốc cường thịnh – Kỳ II ảnh 6

Để hiểu hơn về thời kỳ huy hoàng cho đến suy tàn của Đế quốc Pháp, phải kể đến các bộ phim tiêu biểu như "Henry of Navarre", "Jeanne D’arc", "Désirée" thuộc Tủ phim nền tảng đổi đời do Nhà Sáng lập – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn

Đế quốc Pháp – Từ lãnh thổ liên minh đến Đế quốc cường thịnh – Kỳ II ảnh 7
 

Pháp nổi lên thành một đại cường tại châu Âu vào hậu kỳ Trung Cổ, giành thắng lợi trong Chiến tranh Trăm Năm (1337-1453) giúp củng cố quốc gia và tập trung hoá chính trị. Trong phong trào Phục Hưng, văn hoá Pháp phát triển đã lập nên một đế quốc thực dân toàn cầu, trở thành đế quốc lớn thứ hai thế giới vào thế kỷ XX.

Thế kỷ XVI, thực dân Pháp bắt đầu xây dựng thuộc địa ở châu Mỹ. Những nỗ lực đầu tiên của Pháp là xây dựng các thuộc địa ở Brazil, năm 1555 tại Rio de Janeiro, năm 1562 tại Florida và năm 1612 tại São Luís đã không thành công, do thiếu sự quan tâm chính thức và sự ngăn chặn của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Ở giai đoạn này Pháp có dân số đông nhất Châu Âu.

Đế quốc Pháp – Từ lãnh thổ liên minh đến Đế quốc cường thịnh – Kỳ II ảnh 8
 

Quân đội Pháp trở thành một đội quân tinh nhuệ nhất ở châu Âu và Louis XIV trở thành vị vua vĩ đại của châu lục này. Ông tiến hành nhiều cuộc chiến, biến Pháp trở thành cường quốc hàng đầu châu Âu, có ảnh hưởng to lớn đến chính trị, kinh tế và văn hoá của châu lục này. Tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong ngoại giao, khoa học, văn học và các vấn đề quốc tế, tình trạng này được duy trì cho đến thế kỷ XX. Bên cạnh đó, Pháp liên tục giành được nhiều thuộc địa hải ngoại tại châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Khi đế quốc Pháp ở Bắc Mỹ phát triển, người Pháp cũng bắt đầu xây dựng một đế chế nhỏ hơn nhưng có lợi hơn ở Tây Ấn. Xâm chiếm và định cư dọc theo bờ biển Nam Mỹ và thuộc địa được thành lập trên đảo Saint Kitts năm 1625. Các đồn điền sản xuất thực phẩm của các thuộc địa này được xây dựng và duy trì thông qua chế độ nô lệ, với việc cung cấp nô lệ phụ thuộc vào Buôn bán nô lệ châu Phi.

Cuộc chiến tranh Bảy Năm kinh hoàng (1756 - 1763), Pháp đánh nhau với nước Anh ở châu Âu và cả các thuộc địa tại Ấn Độ và châu Mỹ để tranh giành bá quyền. Vào năm 1759, quân Pháp đại bại trong nhiều trận đánh ở Canada và mất thành phố Quebec về tay quân Anh. Không những thế, vào năm 1757, bằng một đòn giáng sấm sét, những chiến binh tinh nhuệ Phổ, với tinh thần kỷ cương cao độ, đã đại phá tan nát liên quân Pháp - Áo trong trận huyết chiến tại Rossbach. Khi cuộc Cách mạng Pháp bùng nổ năm 1789, đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên một trong các nền cộng hoà sớm nhất trong lịch sử hiện đại, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là nền tảng của cuộc cách mạng và biểu thị ý thức hệ của Pháp cho đến ngày nay. Sức ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Pháp rất lớn lao, nhất là đối với các quốc gia theo chế độ phong kiến thời bấy giờ.

Đế quốc Pháp – Từ lãnh thổ liên minh đến Đế quốc cường thịnh – Kỳ II ảnh 9
 

Sau thời gian của một loạt những chính phủ tồn tại ngắn ngủi, Napoléon Bonaparte nắm quyền kiểm soát nền Cộng hòa năm 1799, tự phong mình làm Tổng tài và sau này là Hoàng đế thành lập nên Đế chế Pháp thứ nhất (Napoleon I) (1804–1814). Napoléon Bonaparte đã biến Pháp thành một cường quốc châu Âu thông qua chiến thắng và liên minh quân sự. Đế quốc Pháp bao phủ gần như toàn bộ lục địa châu Âu và các thành viên gia đình Bonaparte được chỉ định làm vua tại các vương quốc mới được thành lập. Với sự hỗ trợ về quân sự và tài chính của Anh, các quốc vương châu Âu đã tổ chức các liên minh chống Pháp hết lần này đến lần khác, nhưng tất cả đều bị Napoléon nghiền nát.

Sau khi đế quốc sụp đổ, Pháp trải qua náo động với các chính phủ kế tiếp nhau, đỉnh điểm là thành lập Đệ Tam Cộng hòa Pháp vào năm 1870. Pháp là một bên tham chiến chính trong chiến tranh thế giới thứ nhất và giành được đại thắng. Vào năm 1944, Đệ Tứ Cộng hòa Pháp được thành lập song sau đó bị giải thể trong tiến trình chiến tranh Algérie.

Bất kể một đế quốc nào muốn thành công đều cần tuân thủ những giá trị cốt lõi như Khát vọng lớn; sự hiểu biết, học hỏi và không ngừng sáng tạo cùng với chiến lược đúng đắn trong từng giai đoạn và sự đoàn kết trên cùng mục tiêu chung. 

Cũng như những đế quốc Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, đế quốc Pháp cũng đối mặt với sự suy tàn bởi không còn duy trì những giá trị nền tảng: Nước Pháp với khát vọng chinh phục thế giới, bành trướng lãnh thổ và mở rộng ảnh hưởng nhưng được xây dựng dựa trên lòng tham và sự cố chấp của các cá nhân, liên tục phát động một loạt cuộc chiến trên khắp lục địa châu Âu dù đã là một cường quốc hùng mạnh; với tinh thần học hỏi và sáng tạo Pháp đã có những thành tựu nổi bật trong nhiều lĩnh vực nhưng chưa được nhà nước chú trọng hoặc chỉ nhằm mục đích phục vụ quân sự, cho vay để bành trướng lãnh thổ; chính sách thuộc địa đầy lỗ hổng, các lãnh thổ bị chiếm đóng bất mãn với sự áp đặt của người Pháp và luôn tìm cách chống đối, điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế của Pháp. 

Dẫu vậy, Đế quốc Pháp đã đóng góp cho thế giới nhiều thành tựu mà thế giới ngày nay đang kế thừa và phát triển.

Đế quốc Pháp – Từ lãnh thổ liên minh đến Đế quốc cường thịnh – Kỳ II ảnh 10
 

(Đón đọc kỳ sau: "Cỗ xe tăng Đức – Từ đống tro tàn sau thế chiến vươn lên vị thế cường quốc hàng đầu Châu Âu.)

MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.