Đề nghị truy tố 5 đối tượng mua bán, sản xuất súng

Đề nghị truy tố 5 đối tượng mua bán, sản xuất súng
TP - Cục CSHS - Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 5 bị can trong đường dây “lái súng” về các tội danh: Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép vũ khí quân dụng; chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ. 

Các bị can gồm: Lý Mạnh Lực (47 tuổi, 2 tiền án về tội cướp tài sản và đánh bạc), Nguyễn Đình Học (66 tuổi), đều trú tại Bắc Giang; Nguyễn Thái Việt (56 tuổi), Đông Văn Bảy (46 tuổi), cùng ở Thái Nguyên và Nguyễn Văn Cường (44 tuổi, ở Bắc Ninh, có 2 tiền án về tội cướp và mua bán trái phép vũ khí quân dụng, lưu hành tiền giả). 

Theo kết luận điều tra, rạng sáng 21/2, tại khu vực cánh đồng thuộc xã Vân Hà (Đông Anh, Hà Nội), Cục CSHS Bộ Công an đã bắt quả tang Lực, Cường đang vận chuyển 3 khẩu súng (1 súng dạng AK, 1 súng dạng Carbine, 1 súng báng gấp dạng súng PS-43) và 81 viên đạn. 

Từ lời khai của các đối tượng, CQĐT đã tổ chức vây bắt, khám xét xưởng sản xuất súng của Nguyễn Thái Việt, ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Tại đây, cơ quan công an đã thu giữ 6 khẩu súng quân dụng các loại, 134 viên đạn, 405 vỏ đạn, 100 đầu đạn, 15 hộp tiếp đạn, hơn 1kg thuốc súng, 1 máy sử dụng cho việc chế tạo súng. 

Do có tay nghề cơ khí nên sau khi nghỉ hưu vào năm 2009, Việt hành nghề sửa chữa súng cho nhiều “khách hàng” ở nhiều tỉnh vùng núi phía Bắc… Để có nguyên vật liệu sản xuất, Việt đã mua ống thép của Bảy để làm nòng súng; mua thuốc súng, vỏ đạn, hạt nổ của Học.

Kết quả khám xét đối với Bảy và Học, CQĐT đã thu giữ hơn 300kg thuốc súng, gần 900kg kim loại viên hình tròn dạng bi, hơn 100 thanh kim loại hình tròn rỗng giữa (nghi là để chế tạo nòng súng) và gần 240.000 hạt nổ; 2 khẩu súng dài, 2 nòng súng, 15 viên đạn, 2.100 kíp nổ, gần 3.000 vỏ đạn đã được chế tạo các loại, 15 báng súng.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.