Để làm công việc phiên dịch tiếng Nhật, bạn trẻ cần có gì?

0:00 / 0:00
0:00
Phiên dịch là công việc thu hút rất nhiều bạn trẻ, trong đó phiên dịch tiếng Nhật chiếm một tỷ trọng không hề nhỏ.

Nếu bạn có ý định ứng tuyển vào vị trí phiên dịch tiếng Nhật, hãy tham khảo các kỹ năng sau để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé.

Kỹ năng ngôn ngữ tuyệt vời

Đầu tiên và quan trọng nhất, phiên dịch viên cần phải nắm được toàn bộ ngôn ngữ mà họ phiên dịch. Công việc không chỉ đòi hỏi họ cần có vốn từ vựng phong phú, mà còn có kiến thức ngữ pháp vượt trội, khả năng diễn giải các thành ngữ, sắc thái và ẩn dụ trong hội thoại.

Kiến thức chuyên môn

Hầu hết các thông tin tuyển dụng phiên dịch tiếng Nhật đều ưu tiên các ứng viên có sự hiểu biết về lĩnh vực mà họ hoạt động, có thể là chăm sóc sức khỏe, tài chính, pháp lý, sản xuất… Vì vậy, để nâng cao khả năng nhận được việc và có thể tiến xa hơn trong nghề, bạn cần nắm vững các từ vựng và thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực ứng tuyển.

Để làm công việc phiên dịch tiếng Nhật, bạn trẻ cần có gì? ảnh 1

Bằng cấp, chứng nhận

Bằng cấp hoặc chứng nhận từ một tổ chức phiên dịch có uy tín cho thấy rằng một phiên dịch viên đã hoàn thành công việc cần thiết và có đủ tư cách để thực hiện tốt công việc đó. Một phiên dịch viên tiếng Nhật đã qua đào tạo chuyên môn sẽ không chỉ nắm bắt tốt hơn các yêu cầu về ngôn ngữ mà còn cả các quy tắc đạo đức trong nghề.

Đồng thời, người đã nhận được chứng chỉ ít có khả năng mắc sai lầm, điều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả phiên dịch viên và cơ sở mà họ làm việc.

Chăm chú lắng nghe với sự đồng cảm

Kỹ năng lắng nghe quan trọng hơn bất kỳ kỹ năng nào khác trong lĩnh vực phiên dịch này. Nếu bạn không thể lắng nghe cẩn thận từng chi tiết trong công việc, bạn sẽ liên tục gặp phải những rào cản và không mang lại hiệu quả phiên dịch tốt nhất.

Phiên dịch viên tiếng Nhật cần nắm bắt chính xác từng từ trong ngữ cảnh. Chỉ biết nghĩa của từ thôi là chưa đủ mà bạn phải biết ý định và mục đích đằng sau đó.

Để làm công việc phiên dịch tiếng Nhật, bạn trẻ cần có gì? ảnh 2

Thấu hiểu văn hóa

Phiên dịch viên tiếng Nhật không chỉ nên thông thạo tiếng Nhật mà còn phải hiểu biết văn hóa Nhật Bản. Đây là khả năng phát hiện một số tín hiệu phi ngôn ngữ hoặc phong tục cụ thể cho một nhóm người hoặc vị trí địa lý cụ thể. Nắm vững các chuẩn mực văn hóa sẽ giúp phiên dịch viên truyền đạt tốt hơn những gì mà một người không phải là người bản ngữ đang cố gắng muốn hiểu.

Khả năng tập trung và trí nhớ tuyệt vời

Phiên dịch tiếng Nhật là người trung gian giữa hai người trở lên không nói cùng một ngôn ngữ và tất cả đều diễn ra trong thời gian thực, không giống như những người dịch thuật làm việc với các tài liệu bằng văn bản. Vì lý do đó, để hoàn thành công việc tốt nhất, bạn cần sự tập trung cao độ và trí nhớ ngắn hạn và trung hạn tuyệt vời.

Một số yếu tố khác giúp bạn thành công ở vai trò phiên dịch viên tiếng Nhật:

- Luôn luôn đúng giờ, thậm chí đến sớm hơn để có thêm thời chuẩn bị trước cho mình, đặc biệt là khi bạn cần thiết lập các thiết bị.

- Đừng hoảng sợ, ngay cả khi bạn mắc sai lầm. Ngay sau khi bạn nhận ra lỗi lầm của mình, hãy thư giãn, cố gắng không hoảng sợ, xin lỗi và điều chỉnh.

- Đạo đức: Đây là một kỹ năng thường bị bỏ qua nhưng rất quan trọng đối với bất kỳ phiên dịch viên nào. Đạo đức phiên dịch viên bao gồm các yếu tố quan trọng như tính bảo mật và sự tôn trọng.

Rõ ràng phiên dịch tiếng Nhật là một nghề đầy thử thách nhưng không thể không được chinh phục. Trang bị những điều được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có hành trình suôn sẻ trên con đường trở thành phiên dịch viên thành công và đạt được sự xuất sắc trong nghề nghiệp.

Nếu bạn đang tìm việc phiên dịch tiếng Nhật, hãy truy cập CareerLink để khám phá các vị trí phù hợp với nhu cầu của bạn nhé.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.