Để Kỳ Cùng mãi xanh

0:00 / 0:00
0:00
 Giáo hội Phật giáo tỉnh Lạng Sơn tổ chức hoạt động cải thiện môi trường, nguồn nước. Ảnh: Duy Chiến
Giáo hội Phật giáo tỉnh Lạng Sơn tổ chức hoạt động cải thiện môi trường, nguồn nước. Ảnh: Duy Chiến
TP - Nhiều năm qua, sông Kỳ Cùng chảy qua địa phận Lạng Sơn luôn được giữ gìn trong sạch nguồn nước cũng như cảnh quan môi trường, trong đó có công sức của tăng ni, phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo xứ Lạng.

Vào các dịp lễ, tết, nhất là ngày Rằm tháng 7, tháng 8 (âm lịch) và “Lễ ông Công, ông Táo” cuối năm, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn lại tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động người dân chung tay, giúp sức bằng những hoạt động tích cực, thiết thực bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Đi đầu trong các hoạt động này là Thượng tọa Thích Quảng Truyền, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn. Ông thường cầm loa, kêu gọi, tuyên truyền vận động người dân từng người, từng hộ gia đình, các phật tử, tình nguyện viên thu gom rác thải nhựa, túi ni lon chuyển đến nơi tập kết để tiêu hủy.

Để Kỳ Cùng mãi xanh ảnh 1

Người dân tích cực thả cá xuống sông Kỳ Cùng, duy trì nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Duy Chiến

“Kể từ năm 2014 đến nay, hoạt động này đã trở thành nét đẹp văn hóa, tạo cho người dân hình thành nếp nghĩ mới, từ đó thay đổi nhận thức, tiến tới thay đổi hành động. Người dân mang cá chép đến và chuyển vào các khay, tô nhựa làm lễ, sau đó tự tay mình mang đến sông Kỳ Cùng để thả”, Thượng tọa Thích Quảng Truyền nói.

Theo Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Lạng Sơn, chỉ riêng tháng chạp hàng năm có tới hàng chục tấn rác thải được thu gom, xử lý, giảm đáng kể lượng rác thải đổ xuống sông Kỳ Cùng, hạn chế dần và giảm ô nhiễm môi trường.

Bà Nông Bích Diệp, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Lạng Sơn cho biết, từ sáng kiến của Giáo hội Phật giáo tỉnh nhà, cấp ủy, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể ở địa phương vào cuộc nên môi trường ở thành phố, nhất là nguồn nước trên sông Kỳ Cùng được cải thiện đáng kể. Nét đẹp này ngày càng được nhân dân và bà con phật tử trên địa bàn tích cực vào cuộc, hưởng ứng. Đến nay, hoạt động này đã tạo hình ảnh đẹp cho người dân địa phương cũng như du khách muôn phương đến với xứ Lạng.

Thượng tọa Thích Quảng Truyền cho biết thêm, một vấn đề nhức nhối gây ảnh hưởng môi trường nữa là phần lớn đồng bào ở Lạng Sơn khi tổ chức đám tang thường làm nhà táng với rất nhiều đồ vàng mã, khi đưa tang thì đốt đuốc, rải tiền vàng… gây ô nhiễm môi trường, phản cảm về văn hóa. Từ năm 2007, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động và đến nay 100% bà con phật tử ở Lạng Sơn đã bỏ các hủ tục.

Với những đóng góp đối với hoạt động bảo vệ môi trường, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Lạng Sơn đã được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tặng Bằng khen, UBND TP Lạng Sơn tặng nhiều Giấy khen.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.