Vân Đồn

Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
Người Sán Dìu ở xã Bình Dân, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh đang hát Soọng cô
Người Sán Dìu ở xã Bình Dân, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh đang hát Soọng cô
TPO - Huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) vừa tổ chức học tập, quán triệt, triển khai nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Ninh và đề ra chương trình hành động phù hợp với thực tiễn địa phương để phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

Để cụ thể hóa Nghị quyết số 06-NQ/TU, huyện đã rà soát, xây dựng Chương trình hành động với những mục tiêu, chỉ tiêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cụ thể: Vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo của huyện đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người tương đương trên 8.000 USD; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 0,3%; không còn nhà tạm, dột nát; 100% cơ sở giáo dục công lập đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mới; tỷ lệ lao động trong độ tuổi qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt trên 65%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 100%...

Tới năm 2030, thu nhập bình quân đầu người tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2020 (trên 10.000 USD/người/năm); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 0,1%; 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao...

Để Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, huyện đã xây dựng nhiều nhóm giải pháp thiết thực, phù hợp thực tiễn của địa phương. Trong đó, đặc biệt ưu tiên phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là đào tạo nghề cho lao động trong độ tuổi để chuyển đổi cơ cấu lao động. Cùng với đó, chú trọng phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư; tổ chức lại sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo; gia tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá.

Thời gian tới, huyện mở rộng phát triển các loại hình du lịch cộng đồng tại các xã Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi; du lịch trải nghiệm vườn cam, hoa đào tại các xã Vạn Yên, Bản Sen, Hạ Long; tham quan hang động, điểm du lịch, điểm nghỉ đêm trên Vịnh Bái Tử Long…; tiếp tục huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo, ưu tiên các thôn, bản mới hoàn thành chương trình 135…

Thực hiện chủ trương của tỉnh, xã Bình Dân đã tổ chức học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TU, nhằm giúp cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền từ xã đến cơ sở, nắm vững những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh ở từng thôn.

Theo lãnh đạo xã, Nghị quyết số 06-NQ/TU có ý nghĩa rất quan trọng với xã, bởi Bình Dân có trên 98% dân số là người dân tộc Sán Dìu, đời sống kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Thực hiện tốt Nghị quyết sẽ tạo động lực, khơi dậy tinh thần tự lực, ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo, làm giàu của đồng bào, từ đó nâng cao mức sồng của người dân xã.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.