Dạy học qua truyền hình: Mỗi địa phương một kiểu

Học sinh học trực tuyến qua mạng thời Covid-19 ảnh: Hồng vĩnh
Học sinh học trực tuyến qua mạng thời Covid-19 ảnh: Hồng vĩnh
TP - Sau khi Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương tăng cường dạy học trên truyền hình, trực tuyến, đến thời điểm này các địa phương đã thực hiện nhưng không có sự thống nhất về kiến thức, bậc học. 

Theo Bộ GD&ĐT, đến thời điểm này, có 29/63 tỉnh, TP hiện đang cho học sinh THPT tới trường học tập trực tiếp. Như vậy, có 34 địa phương cho toàn bộ học sinh các cấp từ mầm non tới THPT nghỉ học, trong đó một số địa phương cho nghỉ học kéo dài đến giữa tháng 4/2020. Tuy nhiên, mới chỉ có hơn chục địa phương tổ chức dạy học qua truyền hình.

Đi đầu trong phương thức này phải kể đến Hà Nội. Đây là địa phương tổ chức dạy học qua truyền hình từ ngày 9/3, trước cả thời điểm Bộ GD&ĐT chỉ đạo tăng cường và thừa nhận phương pháp dạy học này. Khi đó, Hà Nội chỉ dạy ôn tập cho học sinh lớp 9, lớp 12. Sau đó, Hà Nội là địa phương duy nhất tổ chức được việc dạy học kiến thức mới, các bài học tiếp nối trước kỳ nghỉ cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 12, trong khi các địa phương khác chỉ dạy học sinh cuối cấp gồm lớp 9, lớp 12.

Các địa phương hiện đã dạy học qua truyền hình khác gồm: Hoà Bình dạy học sinh lớp 9, lớp 12 (từ 14/3), Thừa Thiên - Huế học sinh lớp 9, lớp 12 (từ 16/3), Đà Nẵng dạy học sinh lớp 12 từ (16/3); Nam Định dạy học sinh THCS qua truyền hình, lớp 12 qua Youtube (từ 3/3); Nghệ An dạy học sinh lớp 9, lớp 12 (từ 15/3); Thái Bình dạy học sinh lớp 9, lớp 12 (từ 16/3); Vĩnh Long dạy học sinh lớp 12 từ ngày 21/2; Quảng Nam chỉ dạy học sinh lớp 12 (từ 16/3); TP HCM dạy học sinh lớp 9, lớp 12…

Nên dạy học thống nhất toàn quốc

Liên quan đến vấn đề này, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã gửi đề xuất Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phải có quy định rõ dạy những nội dung gì trên truyền hình nhằm có sự thống nhất trong dạy học giữa các địa phương. Bởi thực tế hiện nay, có địa phương “đủng đỉnh” chưa triển khai; có địa phương chỉ dạy ở mức “ôn tập nhẹ nhàng” hay cũng có nơi dạy “chương trình mới”…Đa số các trường đều lúng túng với cách dạy học trực tuyến quá mới mẻ này.

GS.TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư cho rằng, phương thức dạy học truyền hình, internet không đồng bộ giữa các địa phương là tất yếu. Bởi vì công cụ ứng dụng công nghệ thông tin, trình độ sử dụng thiết bị mỗi nơi mỗi khác. Chưa kể, thái độ, sự nhiệt tình vào cuộc của từng nơi đến đâu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả.

Muốn thực hiện tốt, Sở GD&ĐT phải quyết tâm, chỉ đạo các nhà trường cùng vào cuộc giám sát, hướng dẫn. Ông Dong cũng cho rằng, học trực tuyến là phương thức hiện đại, tuy nhiên phải có giải pháp để tất cả học sinh tham gia, tổ chức dạy học ở tất cả các khối lớp. “Hiện nay, các địa phương mới chỉ có tư tưởng lo cho thi cử, đánh giá nên dạy học sinh cuối cấp là chưa hợp lý”, ông nói.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT ông Nguyễn Hữu Độ cho biết, hiện nay, đơn vị đang xây dựng hướng dẫn dạy học qua internet, truyền hình đảm bảo tinh gọn, tiện ích, đáp ứng chất lượng chuẩn đầu ra của chương trình. Các địa phương sẽ căn cứ vào đó để tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả theo hướng chương trình đã được tinh giản.

Bộ cũng sẽ đề nghị các Sở GD&ĐT gửi bài giảng trên truyền hình để tuyển chọn phối hợp Đài truyền hình Việt Nam phát sóng trên toàn quốc cho học sinh tham gia, từ đó rút ngắn thời gian hoàn thành theo khung chương trình đã được điều chỉnh lần 2, thời gian kết thúc năm học trước ngày 15/7 và lùi kỳ thi THPT quốc gia 2020 đến từ ngày 8 đến 11/8.      

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.