Đầu tư hàng tỷ đồng không xử lý được rác

Thùng xử lý rác tại xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) bị xếp xó Ảnh: Ngọc Văn
Thùng xử lý rác tại xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) bị xếp xó Ảnh: Ngọc Văn
TP - Nhà nước đã đầu tư hàng tỷ đồng cải thiện môi trường nông thôn, nhiều vùng quê tại TT- Huế vẫn ngập rác sinh hoạt, do chương trình triển khai “đầu voi đuôi chuột”, chưa phù hợp điều kiện tài chính và khả năng vận hành của các địa phương.

>> Dân sống chung với nước thải

Thùng xử lý rác tại xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) bị xếp xó Ảnh: Ngọc Văn
Thùng xử lý rác tại xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) bị xếp xó.
Ảnh: Ngọc Văn.

Có dự án, rác vẫn tràn ngập

Năm 2010, Trung tâm Nước sạch & Vệ sinh Môi trường Nông thôn (TTNS&VSMTNT) tỉnh TT- Huế đầu tư cho xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) nhiều phương tiện thu gom rác thải nông thôn như thùng chứa rác, xe đẩy, nắp rác di động... Đây là 1 trong 24 địa phương tại TT- Huế được tỉnh đầu tư chương trình cải thiện vệ sinh môi trường giai đoạn 2008 - 2011, tổng kinh phí khoảng 5,5 tỷ đồng.

Sau 1 năm, hàng chục phương tiện xử lý rác thải đầu tư về Phú Thuận vẫn “trùm chăn”. Chương trình chưa phù hợp thực tế nên phương tiện chất kho, lực lượng thu gom không có, nhiều khu dân cư ở Phú Thuận cứ ngập rác.

Tại xã Phú Thanh (huyện Phú Vang), các thùng rác do dự án của tỉnh chuyển về đã không được bố trí ra khu vực dân cư. Ông Đỗ Hữu Sơn, cán bộ văn phòng UBND xã, giải thích: “Địa phương chưa tổ chức được đội thu gom vì thiếu kinh phí, nếu bố trí thùng rác ra dân cư, sẽ không có lực lượng trung chuyển để xử lý. Các thùng rác công cộng lâu ngày sẽ trở thành nơi tích lũy chất bẩn”.

Xã Phú Mậu (huyện Phú Vang) cũng từng được tỉnh đầu tư hơn 100 nắp rác di động hộ gia đình. Đến nay, số phương tiện vệ sinh có nguồn gốc nhập khẩu từ Malaysia này gần như đã biến mất.

Ông Nguyễn Văn Giáo, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Nắp rác trong dân không phát huy tác dụng do không phù hợp với điều kiện vùng thấp trũng. Người dân quay lại với cách xử lý đốt hoặc chôn lấp”. Mô hình xử lý rác nông thôn cũng sớm “chết yểu” tại xã Phú Mỹ (huyện Phú Vang).

“Nắp rác bằng tôn mau hỏng không còn được người dân sử dụng trên địa bàn. Các xe đẩy cũng hư hỏng hết”, ông Thái Trĩ, Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ, nêu lý do.

Đổ nợ vì rác

Để duy trì các mô hình thu gom rác theo chương trình của tỉnh, nhiều xã vùng nông thôn tại TT- Huế đã bị bội chi ngân sách hoặc đổ nợ vì rác.

Ông Thái Trĩ, Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ, cho biết, năm 2009, địa phương triển khai mô hình thu gom rác trong dân. Sau 1 năm, mô hình bị đình đốn do xã bội chi ngân sách, tiền phí rác thải thu từ dân không đủ trang trải cho hoạt động thu gom, vận chuyển. “Sau 1 năm vận hành, ngân sách xã vốn đã eo hẹp lại phải bù hơn 50 triệu đồng”. Ông Trĩ nói.

Tại xã Phú Hải (huyện Phú Vang), dù mức thu phí môi trường từ mỗi hộ dân là 15 ngàn đồng/tháng, địa phương vẫn không đủ trang trải cho công tác thu gom, vận chuyển đến bãi rác tập trung của tỉnh và thường xuyên nợ tiền vận chuyển rác của Cty Môi trường & Công trình Đô thị Huế.

Xã Phú Dương (huyện Phú Vang) cũng phải bù ngân sách hằng năm cho xử lý rác thải sinh hoạt 40 - 50 triệu đồng, mặc dù đã được bù đắp một phần từ phí môi trường do dân đóng góp.

Theo ông Phan Văn Thanh, Giám đốc TTNS&VSMTNT tỉnh, định mức thu phí áp dụng cho vùng nông thôn theo Quyết định ngày 28-1-2011 của UBND tỉnh là quá thấp so với tính toán hiện nay. Để bảo đảm chi phí, mỗi hộ nông thôn ở các khu vực xa bãi rác chính cần phải đóng mức phí 25 - 27 ngàn đồng/tháng, thậm chí 50 ngàn đồng (hộ kinh doanh).

Chương trình cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn tại TT- Huế đang lãng phí cơ sở vật chất, nhưng theo TTNS&VSMTNT tỉnh, toàn tỉnh tiếp tục có thêm 10 xã triển khai chương trình trong năm 2011, với tổng mức kinh phí khoảng 2 tỷ đồng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.