Đâu là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực học đường?

Ông Travis Stewart – Phó Tổng Giám đốc của Egroup (đơn vị chủ quản của Apax English)
Ông Travis Stewart – Phó Tổng Giám đốc của Egroup (đơn vị chủ quản của Apax English)
TPO - Tham gia khách mời của chương trình tọa đàm "Bạo lực học đường" do báo Tiền phong tổ chức, ông Travis Stewart –  Phó Tổng Giám đốc của Egroup (đơn vị chủ quản của Apax English) cho rằng: “Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường, nhưng nguyên nhân chính vẫn là sự bỏ bê của người lớn. Những bạn nhỏ phải chịu sự thờ ơ từ người xung quanh thường có hành vi tiêu cực nhằm tìm kiếm sự chú ý”.

Theo ông đâu là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực học đường, và đâu là nguyên nhân quan trọng nhất?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường, nhưng nguyên nhân chính vẫn là sự bỏ bê. Những bạn nhỏ phải chịu sự thờ ơ từ người xung quanh thường có hành vi tiêu cực nhằm tìm kiếm sự chú ý; hoặc gây tổn hại cho người khác vì chính họ cũng không biết cách kiểm soát nỗi đau của mình. Ví dụ một bạn nhỏ có hoàn cảnh gia đình thiếu ổn định, hoặc không được gia đình ủng hộ, sẽ cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng và coi việc sử dụng bạo lực như biện pháp để xử lý các vấn đề cá nhân. Nguyên nhân cũng không chỉ giới hạn ở gia đình. Những khó khăn ở trường học khi giáo viên không kịp thời nhận biết, và thay vì thấu hiểu, đồng cảm, lại bị cư xử quá nghiêm khắc, sẽ dẫn đến sự ức chế và hành vi gây gổ với bạn bè của học sinh.

Ngược lại, ở những học sinh đạt thành tích vượt mong đợi, nhưng chưa học được về lòng biết ơn thì lại gặp vấn đề về phức cảm tự tôn. Đây là vấn đề phức tạp ở các nước phương tây và ở Hàn Quốc, nơi các phụ huynh luôn đánh giá cao con mình ở trí thông minh chứ không phải vì con đã làm việc chăm chỉ hay vì công sức con bỏ ra để đạt được mục tiêu. Một số phụ huynh cũng che chở con quá đà, luôn tự mình thay con giải quyết vấn đề. Dẫn đến trẻ chưa bao giờ trải qua khó khăn hay thất bại, dẫn đến những ảnh hưởng trong cách nhìn nhận thế giới khi lớn lên.

Đâu là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực học đường? ảnh 1

Ông Travis Stewart chỉ rõ: sự thờ ơ, bỏ bê của người lớn là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường

Ông có nhắc đến việc cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, ipad. Hiện tại các bậc phụ huynh chưa hiểu rõ về tác hại khủng khiếp của các thiết bị này. Ông có thể chia sẻ thêm về những tác động này, đặc biệt là sự ảnh hưởng lên bạo lực học đường cũng như kinh nghiệm hướng dẫn trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ ấy?

Thật ra tôi luôn ủng hộ việc sử dụng công nghệ trong dạy học. Ở đây, tôi muốn đưa ra một ví dụ về con gái mình. Nhờ một ứng dụng, bé đã học được đầy đủ bảng chữ cái khi chưa đầy 2 tuổi. Vấn đề nằm ở cách tiếp cận và sử dụng công nghệ, nhất là trong việc học. Phụ huynh cần tham gia vào quá trình học của con, và phải có sự trao đổi, chia sẻ giữa hai phía.

Trong cuốn sách Helping Children Succeed (tạm dịch: Giúp trẻ thành công) của tác giả Paul Tough, các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc để trẻ dùng thiết bị điện tử hàng giờ liên tục cũng là một hình thức bỏ bê, thờ ơ với trẻ. Sự thiếu tương tác mặt đối mặt gây ảnh hưởng rất xấu tới quá trình phát triển não bộ ở trẻ. Sự thờ ơ làm ảnh hưởng tới cơ chế xử lý stress, dẫn tới những vấn đề về cảm xúc, cách biểu hiện và ứng xử xã hội khi trẻ còn nhỏ và cả trong cuộc sống sau này.

Trong khoảng thời gian 4 năm ở Việt Nam, khi đi ăn trong nhà hàng, tôi thấy rất nhiều bố mẹ, thay vì nói chuyện với con, lại mặc kệ chúng sử dụng điện thoại hay ipad. Tất nhiên phụ huynh cũng cần thời gian cho riêng mình. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ, việc sử dụng thiết bị điện tử quá lâu mà không có tương tác mặt đối mặt sẽ gây ra rất nhiều tác động tiêu cực.

Trên tư cách 1 người đã sống ở nhiều vùng văn hoá và trải nghiệm nhiều mô hình giáo dục (Hàn Quốc, Việt Nam, Canada), ông thấy đâu là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra một xã hội ít bạo lực?

Theo kinh nghiệm của tôi, việc xây dựng tính cách từ khi trẻ còn nhỏ là điều hết sức quan trọng. Xã hội Hàn có một nền văn hoá tuyệt vời, bao gồm cả cách người lớn nói chuyện với trẻ, và vai trò của mọi cá nhân trong sự phát triển tính cách của mỗi em bé. Ngoài giờ học, bố mẹ thường dành nhiều thời gian để dạy con làm bài tập về nhà, cùng con đọc sách, làm việc hay sinh hoạt gia đình. Nhờ đó, trẻ hiểu được quá trình lao động để đạt được mục tiêu, nên nuôi dưỡng được suy nghĩ phải chăm chỉ, và phải thể hiện lòng biết ơn tới những người giúp đỡ mình. Thực sự tôi cảm thấy mình rất may mắn và biết ơn khoảng thời gian ấy, đã cho tôi những kinh nghiệm quý trong giáo dục tâm lý trẻ nhỏ.

Đâu là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực học đường? ảnh 2

"Leader in me"- một chương trình quản trị bản thân nổi tiếng thế giới đang được Apax áp dụng

Vậy đến Việt Nam, ông đã mang những giá trị gì trong nền giáo dục Hàn Quốc và Canada đến Việt Nam?

Giáo dục tính cách là phần quan trọng trong giáo dục. Khi đến Việt Nam, tôi đã cùng đội ngũ của mình đưa vào ứng dụng chương trình 7 tính cách và sắp tới là Leader in me – một trong những chương trình quản trị bản thân nổi tiếng của thế giới. Trong đó, có tất cả những yếu tố tôi đã trình bày với bạn ở bên trên – lòng biết ơn, trí thông minh cảm xúc, sự kỷ luật hay chỉ số vượt khó… .

Chúng tôi vô cùng tự hào về những gì học sinh của mình đã đạt được, cũng như sự đóng góp, cống hiến của các nhân viên, giáo viên, phụ huynh của Apax. Tôi chưa từng nghe tới bất cứ một trường học hay trung tâm nào ở Việt Nam có thể đi xa như Apax trong việc tạo ra một môi trường kết hợp cả phát triển tính cách, khả năng lãnh đạo và giáo dục tiếng anh.

Xin cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG