Đau đáu nỗi niềm hàng rong sau cơn lốc dẹp vỉa hè quận 1

Chiều 2/3, nhiều gánh hàng rong, xe đẩy xuống đường buôn bán tấp nập.
Chiều 2/3, nhiều gánh hàng rong, xe đẩy xuống đường buôn bán tấp nập.
TPO - Ghi nhận ở nhiều tuyến đường trung tâm quận 1 (TPHCM) vào ngày 2/3, vẫn tái diễn hình ảnh hàng rong, xe đẩy lấn vỉa hè, chiếm lòng đường để bán buôn. Vẫn biết sai nhưng nhiều tiểu thương cũng đau đáu một nỗi niềm vì những đồng tiền lẻ bên vỉa hè chính là cơm ăn, áo mặc, là chuyện học hành của con cái họ.
Player Loading...

Vỉa hè trên một số tuyến đường trung tâm quận 1 có thay đổi sau gần nửa tháng đội kiểm tra liên ngành ra quân xử lý các vi phạm, lập lại trật tự, trả lối cho người đi bộ.

Tuy nhiên, trong ngày 2/3, khi vắng bóng lực lượng chức năng, một số nơi lại tái diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán buôn.

Cụ thể như ở đường Nguyễn Huệ, đường Tôn Đức Thắng, Đồng Khởi, Cống Quỳnh, Nguyễn Trãi…, có khá nhiều gánh hàng rong lấn vỉa hè chiếm lòng đường để bán buôn, đông nhất lúc giữa trưa.

Đau đáu nỗi niềm hàng rong sau cơn lốc dẹp vỉa hè quận 1 ảnh 1
Đau đáu nỗi niềm hàng rong sau cơn lốc dẹp vỉa hè quận 1 ảnh 2

Qua trò chuyện, nhiều người buôn gánh bán bưng trên vỉa hè, tâm sự phần lớn họ từ các địa phương khác đến, nhất là những người ở tỉnh lẻ. Cuộc sống khó khăn, không nghề nghiệp nên họ buộc phải bám vỉa hè buôn bán để mưu sinh, nuôi con cái ăn học.

Tại đoạn đường Tôn Đức Thắng – Nguyễn Huệ, bà Võ Thị Tư sắp xếp lại gánh hàng nước cho gọn để dành một phần vỉa hè cho người đi bộ. “Mấy ngày nay, tôi có biết tin thành phố ra quân lập lại trật tự vỉa hè. Những người buôn bán hàng rong như tụi tôi cũng vất vả lắm khi phải né tránh lực lượng. Biết mình chiếm vỉa hè buôn bán là sai nhưng vì mưu sinh nên phải chấp nhận cảnh buôn bán lén lút”, bà Tư nói.

Bà Tư thuê nhà ở quận 2 cùng đứa con đang học lớp 7. Hàng ngày bà đi xe buýt tới đầu đường Tôn Đức Thắng – Nguyễn Huệ để bán nước. Đi từ tờ mờ sáng đến tối bà mới về nhà.

Đau đáu nỗi niềm hàng rong sau cơn lốc dẹp vỉa hè quận 1 ảnh 3

Bà Tư bán nước trên vỉa hè đường Tôn Đức Thắng mong mỏi được tạo điều kiện buôn bán. 

Bà Tư thở dài: “Nếu tuổi còn trẻ tôi đã không buôn bán kiểu này. Giờ nhiều tuổi, tôi muốn đi làm cũng không công ty nào nhận. Với lại không có vốn làm ăn nên buôn bán kiểu này được ngày nào ăn ngày đó”.

Bà Tư mong mỏi, quận 1 bố trí một khu vực, một đoạn đường cho phép những người như bà buôn bán để mưu sinh. “Vì thành phố sạch đẹp thì mình cũng phải chấp nhận, dù biết chuyển đi nơi khác chưa chắc đã buôn bán được như ở chỗ này”, bà Tư nói.

Bán bánh nướng trên vỉa hè hơn 15 năm, chị Lê Thị Mỹ Hạnh (41 tuổi, quê Quảng Ngãi) cho biết, cũng nhờ gánh hàng rong này mà hai đứa con chị được đến trường đến lớp, "chứ ở quê đi làm thuê thì con cái đã bỏ học".

Con lớn của chị Hạnh đang học năm thứ 2 đại học, còn đứa nhỏ cũng đã học lớp 4. Cả nhà chị Hạnh thuê trọ ở quận Bình Thạnh. Hàng ngày chị Hạnh gánh hàng đi bán ở khu vực đường Nguyễn Huệ.

Đau đáu nỗi niềm hàng rong sau cơn lốc dẹp vỉa hè quận 1 ảnh 4

Chị Hạnh nhờ gánh hàng rong mà nuôi hai đứa con ăn học.

“Tôi biết việc buôn bán của mình gây ảnh hưởng đến giao thông, đến người đi bộ. Thực tâm tôi chẳng muốn ảnh hưởng đến ai nhưng mình còn phải lo cho con cái ăn học nên phải buôn bán như vậy”.

Ngày nào tôi cũng đọc báo, nghe đài. Thấy thành phố làm căng quá nên cũng lo, mất ngủ mấy đêm nay. Giờ chỉ mong có chỗ nào đó được thành phố, quận 1 chấp thuận cho buôn bán để tôi và nhiều người khác có kế sinh nhai”, chị Hạnh mong mỏi.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.