Dấu ấn hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ qua các chuyến thăm

Dấu ấn hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ qua các chuyến thăm

TPO - Trong hai ngày 28 và 29/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang. Chuyến thăm góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa quân đội hai nước cũng như hợp tác song phương. Trong 10 năm qua, các thế hệ bộ trưởng quốc phòng Mỹ đều có chuyến thăm Việt Nam, thể hiện sự coi trọng của các chính quyền Mỹ đối với Việt Nam và vị trí của Việt Nam trong chiến lược của Washington đối với khu vực.

Dưới đây là sơ lược dấu ấn chuyến thăm của các bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến Việt Nam trong 10 năm qua:

Dấu ấn hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ qua các chuyến thăm ảnh 1

Ngày 28/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin có mặt tại Hà Nội hôm 28/7, thực hiện chuyến thăm nhằm tiếp tục góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa quân đội hai nước cũng như hợp tác song phương.

Dấu ấn hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ qua các chuyến thăm ảnh 2

Đầu tháng này, tàu CSB 8021 - con tàu thứ hai thuộc lớp tàu tuần tra cỡ lớn của Cảnh sát biển Việt Nam và thủy thủ đoàn đã về đến cảng của mình an toàn. Chính phủ Mỹ tặng con tàu này cho Việt Nam nhằm minh chứng cho sự hợp tác an ninh hàng hải chặt chẽ giữa hai nước và giúp đảm bảo trật tự dựa trên quy tắc ở Biển Đông.

Dấu ấn hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ qua các chuyến thăm ảnh 3

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark T. Esper thăm chính thức Việt Nam từ ngày 19- 21/11/2019, nhằm tái khẳng định cam kết của Mỹ trong quan hệ đối tác với Việt Nam và sự ủng hộ lâu dài của Mỹ đối với một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở và trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông.

Hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh các nội dung hợp tác đã xác định trong Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng ký năm 2011, Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng ký năm 2015 và Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2018-2020, trong đó tập trung vào các lĩnh vực như trao đổi đoàn cấp cao, tăng cường cơ chế tham vấn, đối thoại, hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh.

Dấu ấn hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ qua các chuyến thăm ảnh 4

Ông tuyên bố: “Hoa Kỳ kiên quyết phản đối hành vi dọa nạt của các bên yêu sách nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ hay hàng hải, và chúng tôi kêu gọi chấm dứt các hành động bắt nạt và phi pháp đang ảnh hưởng tiêu cực đến các nước ASEAN ven biển. Hành vi ứng xử như vậy hoàn toàn trái ngược với tầm nhìn của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, trong đó tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ, đều có thể cùng nhau phát triển thịnh vượng trong hòa bình và ổn định”.

Bộ trưởng Esper nêu rõ: “Các nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách hàng hải bất hợp pháp đang đe dọa khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng của các nước khác, làm suy yếu sự ổn định của thị trường năng lượng khu vực và gia tăng rủi ro xung đột.”

Bộ trưởng Esper cho biết Mỹ sẽ chuyển giao chiếc tàu tuần duyên lớp Hamilton thứ hai cho Việt Nam, tạo nên biểu tượng cho quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ - Việt Nam và sẽ giúp tăng cường thực thi luật hàng hải và khả năng tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam

Dấu ấn hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ qua các chuyến thăm ảnh 5

- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 25/1/2018. Hai bên thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác theo các nội dung trong Bản Ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng (MOU) ký năm 2011, Tuyên bố Tầm nhìn chung vế quan hệ quốc phòng (JVS) ký năm 2015, Kế hoạch hành động 3 năm giai đoạn 2018 - 2020 và thoả thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Dấu ấn hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ qua các chuyến thăm ảnh 6
Dấu ấn hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ qua các chuyến thăm ảnh 7

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thăm chính thức Việt Nam từ 31-5 đến 2-6/2015.

Hai bên ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng để định hướng hợp tác song phương trên cơ sở “Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương” năm 2011, bao gồm hợp tác trong khắc phục hậu quả chiến tranh, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, an ninh biển; đào tạo; quân y; tham vấn lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương, ADMM+ và các lĩnh vực khác mà hai bên có nhu cầu và khả năng.

Hai bên ra Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng nhằm tăng cường hữu nghị, hiểu biết, xây dựng lòng tin; làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào gìn giữ hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương, với nguyên tắc tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp của mỗi nước; không làm phương hại an ninh của nước khác.

Mỹ thông báo sẽ cung cấp một gói 18 triệu USD cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam để mua sắm những tàu tuần tra; đồng thời đang hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam xây dựng và phát triển Trung tâm huấn luyện gìn giữ hòa bình.

Dấu ấn hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ qua các chuyến thăm ảnh 8

3/6/2012: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Việt Nam, bắt đầu bằng chuyến thăm tàu USNS Richard E. Byrd đang neo đậu tại vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Phát biểu với báo chí, Bộ trưởng Panetta cho biết chuyến thăm nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác về quốc phòng với Việt Nam theo Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng giữa hai nước ký kết năm 2011. Theo đó, hai bên chú trọng các lĩnh vực tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, kiểm soát thảm họa thiên tai, các hoạt động gìn giữ an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên biển Đông.

Dấu ấn hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ qua các chuyến thăm ảnh 9

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta khẳng định Mỹ muốn hợp tác với Việt Nam và các nước ASEAN nhằm thúc đẩy hình thành Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông để các quốc gia trong khu vực phải tuân thủ.

Ông Panetta cho rằng tiềm năng quan hệ giữa hai nước còn rất lớn và Mỹ đang cố gắng nâng mối quan hệ đó lên tầm cao mới. “Mục đích chuyến thăm của tôi là làm bất cứ điều gì có thể để củng cố, tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Chúng ta biết Mỹ đã nêu ra một chiến lược quốc phòng mới, trọng tâm là nhấn mạnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, điều quan trọng hơn là tăng cường khả năng phát triển của các nước đối tác trong khu vực này, trong đó có Việt Nam”, ông Pannetta nói.