Đặt hơn 1.200 chiếc bẫy để săn 'quái thú' chuột có họ hàng với... voi

Chuột chù voi Somalia lộ diện sau hơn 50 năm tuyệt tích.
Chuột chù voi Somalia lộ diện sau hơn 50 năm tuyệt tích.
TPO - Các nhà khoa học đặt 1.259 chiếc bẫy với mồi nhử là bơ lạc, yến mạch và nấm men, để săn loại chuột chù voi Somalia vốn tưởng tuyệt tích 50 năm.
Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy các cá thể chuột chù voi Somalia tí hon ở Djibouti sau hơn nửa thế kỷ "tuyệt tích".
Thật vậy, theo các tài liệu khoa học, lần cuối các nhà sinh vật học quan sát thấy loài chuột có chiếc mũi dài như vòi voi này là năm 1968. Thế nên, khi nhận được thông tin từ người dân địa phương về dấu vết chuột chù voi Somalia, một nhóm nhà khoa học từ đại học Duke (Mỹ), đã tới Djibouti để mở một cuộc săn. Họ tiến hành đặt 1.259 chiếc bẫy với mồi nhử là bơ lạc, yến mạch và nấm men, ở một khu vực hoang dã thuộc vùng Sừng Châu Phi. Kết quả mang đến niềm vui bất ngờ cho các nhà sinh vật học.  
Ngay khi mở chiếc bẫy đầu tiên ở khu vực địa hình đá gồ ghề ở vùng Sừng Châu Phi, các nhà khoa học đã tìm thấy một con chuột chù voi Somalia với đặc điểm nhận dạng là chùm lông đuôi giúp phân biệt chúng với các loài chuột chù voi khác.
“Khi mở chiếc bẫy đầu tiên và thấy chùm lông nhỏ trên đuôi của con thú, chúng tôi không dám tin vào mắt mình. Nhiều cuộc tìm kiếm đã được tiến hành ở Djibouti từ những năm 1970 nhưng không thấy loài chuột này. Thật may mắn! Điều kỳ diệu đến quá nhanh với chúng tôi.”, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.
Đặt hơn 1.200 chiếc bẫy để săn 'quái thú' chuột có họ hàng với... voi ảnh 1 Các nhà khoa học đặt 1.259 chiếc bẫy chuột chù voi với mồi nhử là bơ lạc, yến mạch và nấm men.
Đặt hơn 1.200 chiếc bẫy để săn 'quái thú' chuột có họ hàng với... voi ảnh 2 Chuột chù voi có quan hệ họ hàng xa với lợn rừng, voi cũng như chim sơn ca, mặc dù chúng có kích thước bằng loài chuột.
Nhóm các nhà khoa học phát hiện tổng cộng 12 cá thể chuột chù voi từ 1.259 chiếc bẫy và ghi lại được những hình ảnh đầu tiên về loài chuột chù voi Somalia trong tự nhiên cho những tài liệu khoa học.
Phân tích ADN cho thấy loài chuột chù voi Somalia có họ hàng gần nhất với loài chuột chù voi ở Morocco và Nam Phi.
Việc phát hiện ra chuột chù voi trong tự nhiên có thể mở ra những góc độ nghiên cứu mới. Kể từ khi biến mất theo các ghi chép khoa học, bằng chứng duy nhất cho thấy loài chuột chù voi Somali từng tồn tại là 39 mẫu vật được bảo quản và lưu giữ trong các bảo tàng lịch sử tự nhiên trên thế giới. Nhóm Bảo tồn Động vật hoang dã toàn cầu thậm chí còn đưa loài này vào danh sách “25 loài bị mất tích được truy lùng nhiều nhất.”
Khám phá này cũng cho thấy rằng loài chuột chù voi Somalia hiện đang sống và phát triển vượt xa ranh giới quê hương ban đầu của nó là Somalia. Điều này đặt ra câu hỏi mới về sự tiến hoá của loài này.
Nhóm nghiên cứu hiện đang lên kế hoạch tìm hiểu thêm về địa bàn hoạt động của chuột chù voi Somali, với niềm tin rằng loại này hiện có thể vẫn đang sống trên khắp Somalia, Djibouti và Ethiopia.
“Môi trường sinh sống của chuột chù voi Somali  không hề bị đe doạ bởi sự phát triển nông nghiệp và canh tác của con người. Chúng sinh sống trong môi trường khô cằn, nơi trong tương lai gần, không thể được khai thác cho các hoạt động nông nghiệp.”, theo đại diện nhóm nghiên cứu.
Chuột chù voi Somalia chỉ kết đôi với một con vật khác trong cuộc đời. Loài này có thể chạy với tốc độ 30 km/h. Chúng chủ yếu ăn côn trùng, nhện, rết, kiến hay giun đất bằng cách sử dụng chiếc mũi dài như chiếc vòi của mình. Chuột chù voi có quan hệ họ hàng xa với lợn rừng, voi cũng như chim sơn ca, mặc dù chúng có kích thước bằng loài chuột.
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.