Đất cho Trường Sa

Trung úy Phùng Quyết Thắng, điểm B đảo Núi Le nâng niu chăm sóc chậu mồng tơi
Trung úy Phùng Quyết Thắng, điểm B đảo Núi Le nâng niu chăm sóc chậu mồng tơi
TP - Chỉ ít ngày nữa, lại sẽ có nhiều đoàn công tác ra thăm đồng bào, chiến sĩ đang sinh sống, làm nhiệm vụ tại huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Mọi người sẽ ngỡ ngàng, trầm trồ với những vạt rau muống thật xanh trên đảo nổi Nam Yết, những khay rau cải mướt mát ở đảo chìm Đá Lớn… Nhưng đó là chuyện của mùa này, mùa trời trong, biển lặng.

>> Đồng Tháp: Thi trưng bày đá Trường Sa

Trung úy Phùng Quyết Thắng, điểm B đảo Núi Le nâng niu chăm sóc chậu mồng tơi
Trung úy Phùng Quyết Thắng, điểm B đảo Núi Le nâng niu chăm sóc chậu mồng tơi .

Hơn hai tháng trước, ở một góc được che chắn kỹ trên tầng 2 đảo Len Đao có dăm khay rau cải khá xanh. Đó là toàn bộ lượng rau xanh trên đảo khi đó. Dưới tầng một, trong một khu vực cũng được che chắn kỹ, hàng chục khay đất đang được rửa. Cảnh này, chúng tôi cũng thấy ở đảo Núi Le, đảo Cô Lin...

Vườn rau đảo Núi Le là "công trình trọng điểm" của chi đoàn thanh niên, anh em gom vớt tre nứa trôi trên biển về đan phên, che chắn rất kỹ. Các khay rau thường được chuyển vị trí để tránh hướng sóng gió, nhưng đất vẫn bị nhiễm mặn. Không chỉ đảo chìm mới lo thiếu đất, đất nhiễm mặn.

Ở đảo nổi như đảo Phan Vinh, đất tốt để trồng rau cũng luôn là nhu cầu thiết yếu. Trung tá Trần Văn Nhật, Đảo trưởng đảo Phan Vinh kể, mùa dông bão, nước biển tạt vào đến giữa đảo. Cuối năm là mùa mưa, bộ đội phải lấy nước ngọt rửa đất.

"Rửa được mặn, cũng rửa luôn chất màu" - Thiếu tá Trịnh Bá Sơn, Chính trị viên đảo Núi Le nói. Ngoài phân vi sinh, để bù độ màu cho đất, lính ta lấy xương, lòng ruột cá, xác cua, ốc… ủ làm phân. Dù lính đảo giỏi trồng rau, mỗi năm đảo vẫn có mấy tháng rất thiếu rau xanh.

Mỗi đoàn ra thăm đảo đều mang nhiều quà tặng. Nhưng chẳng đoàn nào mang đất ra tặng đảo. Trong bảng tiêu chuẩn nhu yếu phẩm cấp hàng năm cho bộ đội Trường Sa, có cả đất trồng rau, khay composit đựng đất. Nhưng so với nhu cầu của đảo, so với lượng đất bị bạc màu, nhiễm mặn, lượng đất bổ sung chưa thể đáp ứng được. "Thật quý, nếu mỗi vị khách lên thăm đảo mang theo một bao đất tốt" - Trung tá Nhật nói.

Các địa phương, các doanh nghiệp tặng đất, tặng giống rau, tặng cả vườn rau cho Trường Sa, tại sao không! Sẽ thật có ý nghĩa, Trường Sa sẽ không xa, khi trên đảo An Bang có vườn rau với đất phù sa sông Hồng, lính đảo Tiên Nữ trồng rau trên đất phù sa sông Cửu Long, đất từ Đất tổ Phú Thọ được chuyển ra nuôi dưỡng màu xanh cho đảo Sinh Tồn…

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.