Đào tạo phi công Việt: 7 năm khắc nghiệt

Để đào tạo được một phi công lái chính phải mất ít nhất từ 7-9 năm
Để đào tạo được một phi công lái chính phải mất ít nhất từ 7-9 năm
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Đoàn trưởng Đoàn bay 919 (Tổng công ty Hàng không VN) cho biết, để trở thành lái chính của Vietnam Airlines phải mất ít nhất 7 năm với những thử thách rất khắc nghiệt.

Thưa ông, vì sao trong những năm gần đây, Vietnam Airlines luôn thiếu phi công?

Là hãng Hàng không quốc gia, Vietnam Airlines đang tăng trưởng rất nhanh, mỗi năm đều nhận thêm về nhiều máy bay mới, đặc biệt là các thế hiện tàu bay hiện đại, trước đó chưa từng khai thác. Do vậy, dù lượng phi công dù được đào tạo bổ sung tăng hàng năm nhưng vẫn chưa thể đáp ứng hết được nhu cầu của hãng.

Hơn nữa, để đào tạo được một lái chính, chúng tôi mất ít nhất 7 – 9 năm. Trong đó, hai năm học viên được đào tạo cơ bản, một năm học chuyển loại nếu muốn thành lái phụ. Từ lái phụ muốn lên lái chính phải có hàng nghìn giờ bay an toàn và ít nhất mất 5 năm tích lũy kinh nghiệm.

Hiện Vietnam Airlines đang sử dụng bao nhiêu phi công người Việt?

Vietnam Airlines có khoảng 800 phi công, trong đó, có 10 phi công nữ. Số phi công người Việt đã lên tới hơn 500 người. Hiện còn phải thuê 220 phi công nước ngoài. Với tốc độ nhận máy bay mới của hãng, thì dự kiến đến năm 2025, đoàn bay sẽ xây dựng được đội ngũ phi công 100% người Việt.

Theo ông, điều gì đã làm nên kỷ luật thép ở Đoàn bay 919?

Phi công của Vietnam Airlines luôn được đào tạo và rèn luyện rất kỹ, tuân thủ những quy tắc khắc nghiệt về sức khoẻ, trình độ, lịch làm việc, giờ bay. Để giữ được bằng lái, một năm, phi công phải kiểm tra sức khoẻ 1-2 lần và phải qua được 6 kỳ thi chuyên môn.

Đây là một công việc đòi hỏi tính kỷ luật cao, nên Bộ GTVT, Cục Hàng không VN và bản thân Tổng công ty Hàng không VN có nhiều quy định đặc thù với đội ngũ này. Trong quá trình làm việc, phi công của Đoàn bay có mặt tại nhiều quốc gia và ngoài việc tuân thủ tuyệt đối quy định nghề nghiệp, chúng tôi yêu cầu anh em phải hiểu luật lệ, tập quán của các nước để không vi phạm, không làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh con người Việt Nam.

Phi công vi phạm đều bị xử lý nghiêm, một số trường hợp bị cắt bay, phạt từ cơ trưởng xuống cơ phó, thậm chí buộc thôi việc.

Có thể nói, bước ra từ một đơn vị quân đội, có bề dày truyền thống, công tác cán bộ, quản lý tại Đoàn bay đã kế thừa và tạo nên một kỷ luật thép trong đội ngũ, đem lại những kết quả đáng tự hào. 17 năm nay, phi công của Vietnam Airlines đã đảm bảo hàng triệu giờ bay thương mại và hàng nghìn chuyên cơ an toàn tuyệt đối.

Ngoài ra, Đoàn bay còn hoàn thành nhiều nhiệm vụ đột xuất Nhà nước giao phó. Có thể nhắc tới những chuyến bay đặc biệt như “giải cứu” người lao động ở Libya, bay cứu trợ tại khu vực nhiễm xạ trong vụ động đất Nhật Bản, bay chuyên cơ tới vùng chiến sự Iraq, làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào và thực hiện các chuyến bay phục vụ quốc phòng an tại Tây Nguyên…

Năm tới, Vietnam Airlines lần đầu tiên khai thác Boeing 787 và Airbus 350. Đoàn bay đã chuẩn bị ra sao để khai thác an toàn, hiệu quả các tàu bay này?

Trong những năm qua, Vietnam Airlines đã liên tục đưa vào khai thác các tàu bay mới đòi hỏi làm tốt công tác đào tạo, huấn luyện phi công bay chuyển loại. Đoàn bay 919 đã luôn chủ động trong tiếp thu và làm chủ công nghệ khai thác các thế hệ tàu bay này. Chúng tôi tự chuyển giao công nghệ, tự đào tạo chuyển loại cho phi công, tiết kiệm hàng chục triệu USD so với việc đưa phi công đi đào tạo tại nước ngoài.

Cụ thể, phi công của Đoàn bay 919 đã góp phần tích cực, có tính chất quyết định cho lộ trình thay thế tàu bay thế hệ mới của hãng. Huấn luyện chuyển loại thành công cho phi công người Việt lái tàu bay thân rộng Boeing 777, Airbus 330. Nhờ vậy, giảm đáng kể tỷ lệ phi công phải thuê của nước ngoài. Hiện nay, Đoàn bay đang lựa chọn các phi công đủ tiêu chuẩn, có thể lực tốt và đào tạo điều khiển tàu Boeing 787 và Airbus A-350 để bay đường dài vào năm 2015.

Cảm ơn ông!

Đoàn bay 919 tiền thân là Trung đoàn không quân vận tải 919 thuộc Cục Không quân, Bộ Quốc phòng, được thành lập ngày 1/5/1959.

Ngày 11/2/1976 Chính phủ có Nghị định số 28-CP thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam có Lữ đoàn không quân vận tải 919 sáp nhập về và đổi tên là Đoàn bay 919.

Ngày 27/5/1995, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 328/QĐ-TTg thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Tổng công ty 91) là doanh nghiệp trực thuộc Chính phủ, từ lúc này Đoàn bay 919 trựcĐoàn bay 919 tiền thân là Trung đoàn không quân vận tải 919 thuộc Cục Không quân, Bộ Quốc phòng, được thành lập ngày 1/5/1959.

Ngày 11/2/1976 Chính phủ có Nghị định số 28-CP thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam có Lữ đoàn không quân vận tải 919 sáp nhập về và đổi tên là Đoàn bay 919.

Ngày 27/5/1995, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 328/QĐ-TTg thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Tổng công ty 91) là doanh nghiệp trực thuộc Chính phủ, từ lúc này Đoàn bay 919 trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam. thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Theo Nam Anh

Theo Infonet
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.