Tuy nhiên, nhiều người lo lắng tính khả thi của văn bản này, vì một văn bản để đi vào cuộc sống cần phù hợp với nhiều yếu tố của cộng đồng chứ không thể duy ý chí.
Theo văn bản gồm 32 trang với 6 chương, 14 mục này (mà những người quan tâm đều có thể tìm hiểu trên nhiều tờ báo ra gần đây), rất nhiều hành vi, cử chỉ tưởng chừng như vui đùa hằng ngày lâu nay giữa đồng nghiệp đều có thể bị coi là vi phạm. Bởi vậy, nó gây nhiều ý kiến trái chiều. Giám đốc một cty ở Hà Nội cho biết, nội quy cty anh đương nhiên cấm những hành vi sàm sỡ, đụng chạm. Nhưng theo vị giám đốc này,?việc xếp “liếc mắt đưa tình, nháy mắt liên tục” vào QRTD là nặng nề và rất khó “bắt tội”.?Việc các nhân viên khi giải lao, kể chuyện tiếu lâm hay bàn tán vô tư về sắc đẹp phụ nữ liệu có thể quy kết?
Dưới góc độ khác, một nữ chủ tịch công đoàn một Cty có vốn nước ngoài, nhận định: “Con người trong quá trình trưởng thành cần được giáo dục thường xuyên về nội dung này mới có hiệu quả. Còn khi đã hình thành tập quán, tôi sợ khó khả thi”, chị nói. Một người quản lý sản xuất thì cho biết, cty anh đã đưa quấy rối tình dục vào thành một điểm trong nội quy. Tuy nhiên từ trước tới nay chưa thấy có vụ nào được tố cáo. Và nếu có, thực sự cty khá lúng túng khi xử lý. “Nếu không có chế tài xử phạt, không có chế độ bảo vệ những người bị quấy rối, đặc biệt là lao động nữ, liệu có tác dụng gì?”, vị này đặt câu hỏi.?
Một quan chức của VCCI ?- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam -?tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp băn khoăn: “Cần phải có thời gian, phương pháp khuyến khích để cho doanh nghiệp thấy áp dụng chỉ có lợi mà không có hại và làm theo”.
Nhiều luật gia thì nhận định, để bộ quy tắc ứng xử này đi vào cuộc sống và thực sự có ích là cả một nỗ lực lớn. Không chỉ là “chống” mà nó phải có tác dụng “xây”. Đồng thời nó không được phép trở thành thứ có thể dùng để triệt hạ, giăng bẫy. Dĩ nhiên, những hành vi như tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm thì Luật Hình sự đã quy định rồi. Nhưng những hành vi khác thì cần phải luật hóa. Như vậy, phải xây dựng thành luật chứ không thể chung chung, dễ hiểu theo nhiều cách và có thể xử lý bằng nhiều cách. Một số nhà nghiên cứu văn hóa cũng lưu ý, câu chuyện xung quanh QRTD tưởng nhỏ nhưng liên quan rất lớn đến danh dự, uy tín, hạnh phúc cá nhân của các bên liên quan.
Ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, cho biết Bộ LĐ&TB-XH phấn đấu cuối năm 2016 sẽ nghiên cứu để ban hành thông tư liên quan vấn đề này. Vậy cũng đáng mừng bởi muộn còn hơn không. Nhưng không thể vội nếu chưa chín bởi dễ thành con dao hai lưỡi.