Đạo đức của luật sư - vấn đề nóng

Đạo đức của luật sư - vấn đề nóng
Ngày 2/8/2005, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đã làm việc với Đoàn Luật sư TPHCM nhằm góp cho dự thảo Luật về Luật sư. Nhiều ý kiến cho rằng, đạo đức của người luật sư là mối bận tâm hàng đầu!
Đạo đức của luật sư - vấn đề nóng ảnh 1
Vụ án LS Lê Bảo Quốc là vụ điển hình về tính chất nghiêm trọng về đạo đức hành nghề của giới  LS   ảnh T.H.V

Tại cuộc đối thoại ngày 2/8 giữa các nhà chuyên môn, cơ quan chức năng về quản lý Nhà nước, vấn đề đạo đức Luật sư (LS) được đưa ra bàn khá thẳng thắn bởi một loạt sự cố xảy ra mà cao điểm là vụ án LS Lê Bảo Quốc (đoàn LS Hà Tĩnh) bị Bộ Công an phát hiện quả tang hành vi tống tiền đương sự và đang bị điều tra nhiều vụ việc liên quan đến đạo đức nghề nghiệp.

Phó Giám đốc Công an TPHCM Lê Thanh Bình cho biết, hiện nay nhiều người dân tìm đến LS đều mang tâm lý nhờ “chạy án” là chính, vì thế cần phải xem lại đạo đức nghề nghiệp của LS!

Thay mặt  đoàn LS TPHCM, Chủ nhiệm  là LS Nguyễn Đăng Trừng khẳng định, Ban Chủ nhiệm đoàn kiên quyết nghiêm cấm các LS trong đoàn tham gia việc “chạy án”, nếu LS nào bị phát hiện sẽ bị khai trừ vĩnh viễn.

Ông Trừng cũng đặt vấn đề ngược lại: LS không phải là người đại diện cho cơ quan công an, cơ quan công tố, tòa án nên không thể hứa trước bất cứ điều gì về kết quả của vụ án. để dẹp được vấn đề này, cần có sự phối hợp giữa Đoàn LS với các cơ quan bảo vệ pháp luật. “Bởi trong việc chạy án, LS là người không có quyền làm sao chạy án thành công được trừ khi có sự tham gia của cán bộ điều tra, kiểm sát viên, cán bộ tòa án” – ông Trừng bức xúc.

Có cần luật sư công?

Điều 19 trong dự thảo Luật về Luật sư có  liên quan đến việc LS  có thể làm việc cho cơ quan, tổ chức Nhà nước theo chế độ của công chức…  hay nói cách khác là LS công. LS Nguyễn Đăng Trừng phản đối việc LS làm việc cho các cơ quan, tổ chức nhà nước. Bởi lẽ, LS công hưởng lương của các cơ quan, tổ chức này thì khó có tính độc lập.

Mặt khác, làm việc cho các cơ quan, tổ chức Nhà nước, LS sẽ không có tính chuyên nghiệp vì không có cơ hội tiếp cận thực tế và không kịp thời cập nhật các văn bản pháp luật mới. “Nếu hình thành LS công để bảo vệ cho người nghèo thì Đoàn luật sư có thể đảm nhận được, không cần phải lãng phí thêm biên chế cho LS công” - ông Trừng kiến nghị.

Phản đối quan điểm này, Phó Giám đốc Sở Tư Pháp Nguyễn Thu Giang và đại biểu Quốc hội, Phó Giám đốc CA TP HCM Phan Anh đề nghị nên có luật sư công nhưng những cơ quan Nhà nước có LS công phải độc lập với các cơ quan tố tụng!

Một vấn đề nữa là chi phí thù lao cho dịch vụ pháp lý của LS với thân chủ. Phó Chủ nhiệm Đoàn LS TP HCM Nguyễn Văn Trung đề xuất không nên quy định và niêm yết bảng giá cụ thể các loại hình dịch vụ pháp lý tại các văn phòng LS, các Cty luật hợp danh vì pháp luật đã cho phép LS thương lượng giá dịch vụ với khách hàng tùy theo tính chất vụ việc. Còn ông Phan Anh Minh thì cho rằng, việc niêm yết này là cần thiết và nên ấn định mức trần giá các dịch vụ pháp lý để góp phần tránh tiêu cực.

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.