Đào cổ mộ 2.800 năm, phát hiện kho bảo vật giấu kín

TPO - Trong hầm mộ, các nhà khoa học phát hiện một hốc được bịt kín bằng phiến đá vôi. Khi bẩy phiến đá ra, họ ngỡ ngàng trước 13 kỳ bảo hầu như còn nguyên vẹn.

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện một hầm mộ cổ có niên đại khoảng 2.800 năm chứa những món đồ gốm với hoa văn zigzag, tại thành phố cổ Corinth, Hy Lạp.

Hầm mộ này được dựng lên trong khoảng giữa năm 800 và năm 760 trước Công Nguyên, khi mà Corinth nổi lên như một trung tâm quyền lực lớn và người Hy Lạp đang tiến hành thuộc địa hóa vùng bờ biển Địa Trung Hải.

Bên trong hầm mộ, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một cái quách bằng đá vôi dài 1,76m, rộng 0,86m và cao 0,63m. Khi mở quách, họ phát hiện bên trong có đặt một thi hài, nhưng giờ chỉ còn một số mảnh xương còn nguyên vẹn.

Bên cạnh đó còn có một số đồ đựng bằng gốm, và trong hầm mộ này còn có một hốc được che kín bằng một phiến đá vôi, bên trong là 13 món đồ gốm hầu như còn nguyên vẹn.

Đào cổ mộ 2.800 năm, phát hiện kho bảo vật giấu kín ảnh 1

Các món đồ gốm này được trang trí bằng nhiều hoa văn như hoa văn lượn sóng, các đường zigzag và những nét uốn lượn kiểu mê cung. Phong cách trang trí đồ gốm này rất phổ biến thời bấy giờ, và các nhà khảo cổ học hay gọi đây là thời kỳ "hình học" của Hy Lạp.

Vào thời La Mã sau đó vài thế kỷ, hầm mộ này suýt chút nữa đã bị phá hủy khi một bức tường được xây ngay bên cạnh. Khi tiến hành khai quật, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một cây cột đá vôi có khả năng là bia đánh dấu của hầm mộ.

Trong số ra gần đây của nhật báo Hesperia, nhóm nghiên cứu cho biết: "Chiếc quách và số lượng lớn đồ đựng bằng gốm ở đây cho thấy sự giàu có của người được chôn". Ngoại trừ hai món được nhập về từ Athens, tất cả số đồ gốm còn lại đều được làm ở Corinth.

Đào cổ mộ 2.800 năm, phát hiện kho bảo vật giấu kín ảnh 2
Theo các tài liệu cổ, năm 747 trước Công Nguyên (vài thập kỷ sau khi hầm mộ được xây dựng), một nhóm những người cai trị gọi là Bacchiadae đã lên nắm quyền ở thành phố Corinth. Họ cho lập các thuộc địa ở những nơi ngày nay là Sicily và Corfu, một quyết định đã giúp Corinth tăng cường hoạt động thương mại và trở nên giàu có. Hàng hóa của Corinth, trong đó có các sản phẩm gốm hảo hạng đã được đưa tới khắp vùng Địa Trung Hải. "Khi các thuộc địa ở phía tây và tây nam này được thiết lập, cùng với vị trí đắc địa của mình, Corinth đã trở thành trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất cho các hoạt động buôn bán giữa thành phố này với đất liền Hy Lạp", theo nghiên cứu của Elke Stein-Hölkeskamp in trong cuốn "Sổ tay về Hy Lạp cổ" ("A Companion to Archaic Greece, NXB Wiley-Blackwell, 2009).
MỚI - NÓNG