> Tổng Bí thư: Lấy phiếu tín nhiệm phải trong sáng, công tâm
> TVQH nghe báo cáo lấy phiếu tín nhiệm
Lấy phiếu phải độc lập chính kiến
Chủ nhiệm VPQH, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, theo chương trình ngày 10/6, QH sẽ nghe Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng báo cáo một số vấn đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Tiếp đó, QH thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn về những vấn đề đại biểu quan tâm, thắc mắc (nếu có). Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng sẽ dành thời gian nghe báo cáo tổng hợp thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (nếu có).
Ngày 11/6, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương trình bày Báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở đoàn (nếu có) và báo cáo về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm và người được lấy phiếu tín nhiệm.
Ngay sau đó, Quốc hội bầu Ban kiểm phiếu và tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 49 chức danh bao gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước. Dự kiến, Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu vào chiều cùng ngày. Sáng 12/6, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai lưu ý: “Phải bố trí thời gian thảo luận để thấy được tính nghiêm túc của Quốc hội, vì đó là hoạt động rất công khai”.
Theo bà Mai, rất thận trọng về công tác thông tin bởi việc lấy phiếu hết sức nhạy cảm, thông tin mà cứ tập trung vào một số lĩnh vực bộ ngành nào đó sẽ khó khăn cho đại biểu đánh giá.
Nhấn mạnh bước đổi mới trong xây dựng hệ thống chính trị, thực hiện quyền giám sát của Quốc hội với tư cách người thay mặt nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Quan trọng nhất người bỏ phiếu tín nhiệm là đại biểu phải công tâm, khách quan, không bị tác động, phải độc lập chính kiến và đánh giá tín nhiệm một cách chính xác, để việc lấy phiếu đạt kết quả”.
Xem xét thông qua Luật đất đai sửa đổi
Theo chương trình tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua 10 dự án luật. Dự án Luật Đất đai sửa đổi, theo dự kiến QH sẽ thông qua tại Kỳ họp này. Tuy nhiên qua thảo luận có ý kiến đề nghị nếu còn ý kiến khác nhau cần tiếp thu, Quốc hội sẽ quyết định xem xét có thông qua hay sẽ để lại đến kỳ họp sau.
“Trường hợp không thông qua được ngay, Quốc hội cần có một nghị quyết cho kéo dài thời hạn sử dụng đất kể từ sau thời điểm 15/10 năm nay” - Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu nói.
Tại kỳ họp này, các bộ ngành sẽ gửi báo cáo riêng cho ĐBQH về tình hình thực hiện dự án khai thác Bauxit tại Tây Nguyên; công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng, việc Ngân hàng Nhà nước tổ chức bán vàng miếng thông qua đấu giá trong thời gian vừa qua.
Phê chuẩn chức danh Bộ trưởng Tài chính
Theo dự kiến, Quốc hội bố trí ngày thứ 7 (25/5) để làm công tác nhân sự đối với vị trí Bộ trưởng Tài chính và Tổng Kiểm toán nhà nước. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết theo quy trình, Thủ tướng sẽ đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính cũ và Quốc hội sẽ đề nghị miễn nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Hiện nay ông Vương Đình Huệ đã chuyển sang làm Trưởng Ban Kinh tế T.Ư nên Quốc hội sẽ phê chuẩn chức danh Bộ trưởng mới vào kỳ họp này.
Vị trí Tổng Kiểm toán Nhà nước hiện nay do ông Đinh Tiến Dũng đảm nhận dự kiến sẽ có điều chuyển. Thủ tướng sẽ trình Quốc hội nhân sự vào vị trí Bộ trưởng Tài chính, còn nhân sự Tổng Kiểm toán nhà nước mới sẽ do UBTVQH giới thiệu để Quốc hội bầu.
Nguyên Thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm: Tạo điều kiện để DN vay được vốn
Để khơi thông dòng vốn, phải tạo ra một sức mua mới, tạo ra thị trường có cung cầu tốt, tạo ra việc làm và thu nhập. Thị trường vốn phải chuyển động thì mới phá được thế “tiền đóng băng” như bây giờ. Bây giờ phải tập trung tháo gỡ, tìm đầu ra cho DN.
Phải giải quyết các điều kiện để DN có thể vay được vốn.
Bên cạnh đó, cần cải tiến các thủ tục ngân hàng để làm sao DN tiếp cận vốn nhanh nhất.
Nguyễn Tuấn
ghi
Ông Nguyễn Ngọc Bảo (đại biểu Quốc hội): Tạo động lực cho doanh nghiệp
Hiện ngân hàng muốn sống được, phải hạ lãi suất huy động và cho vay. Nếu ngân hàng huy động vào mà không cho vay ra được thì ngân hàng chết đầu tiên. Đây là quy luật kinh tế chứ không phải ngân hàng đưa lãi suất xuống để cứu nền kinh tế.
Vấn đề của DN nữa là đầu ra. Muốn cứu DN, phải đến xem họ cần gì, mức độ hỗ trợ ra sao. Muốn chữa được bệnh phải nắm được căn nguyên của bệnh. Còn hỗ trợ dàn trải thì không biết bao nhiêu cho đủ, như muối bỏ biển.