Đằng sau việc phạt nặng những ngân hàng lớn

Ngân hàng BNP Paribas.
Ngân hàng BNP Paribas.
Vì 6 ngân hàng lớn trên thế giới bị phạt nặng trùng với thời điểm giới chức tư pháp Mỹ đang cân nhắc việc sử dụng một phần trong số tiền phạt trị giá 8,8 tỷ USD mà ngân hàng BNP Paribas (lớn nhất nước Pháp) phải nộp cho Bộ Tư Pháp Mỹ nên giới chuyên môn càng quan tâm. 

Bởi họ cho rằng, thông qua việc phạt nặng những ngân hàng lớn trên thế giới, Mỹ không những tỏ rõ quyền uy, đồng thời chứng minh năng lực quản lý, kiểm soát trong lĩnh vực tài chính toàn cầu.

Từ vụ việc mới nhất

Ngày 21/5, hãng Reuters cho biết, 4 ngân hàng lớn gồm Citigroup (Mỹ), JP Morgan (Mỹ), Barclays (Anh) và Royal Bank of Scotland (RBS, Scotland) vừa nhận tội cố gắng thao túng tỷ giá hối đoái và chấp nhận nộp phạt 5,7 tỉ USD để tránh phải hầu kiện.

Theo giới chức Mỹ, thương nhân tại 4 ngân hàng kể trên đã thao túng tỷ giá USD và Euro trong khoảng thời gian từ tháng 12/2007 đến tháng 1/2013. JP Morgan và Citigroup trở thành ngân hàng lớn đầu tiên của Mỹ phạm tội hình sự trong nhiều thập niên trở lại đây. Tuy không "dính chưởng" giống như 4 ngân hàng kể trên, nhưng ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) và Bank of America (Mỹ) vẫn bị buộc tội trong vụ thao túng lãi suất, phải nộp phạt 203 triệu USD, và 205 triệu USD vì các hành vi không lành mạnh, bóp méo thị trường tiền tệ. Ngoài khoản nộp phạt 203 triệu USD, ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS còn phải nộp thêm 342 triệu USD cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Tuy nhiên, theo người phát ngôn của UBS, số tiền phạt không tác động đến kết quả tài chính trong quý II/2015 của ngân hàng này. Ngày 20/5, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch cho biết, khoản tiền phạt kể trên là hợp lý bởi giá cả mà thị trường định ra đối với USD và Euro ảnh hưởng đến hầu hết mọi lĩnh vực của các nền kinh tế trên thế giới. Được biết, thị trường hối đoái Euro và USD từng bị "làm giá" cao gấp 5 lần trị giá của tất cả thị trường chứng khoán ở Mỹ - đã thao túng và gây lũng đoạn thị trường ngoại hối với quy mô 5.000 tỷ USD/ngày.

Gần 3 năm trước (cuối tháng 6/2012), Barclays, một trong bốn ngân hàng lớn nhất nước Anh, bị phát hiện thao túng tỷ giá lãi suất liên ngân hàng Libor và Euribor, nên phải nộp phạt khoảng 452 triệu USD. Baclays thừa nhận, đã gửi thông tin lãi suất thấp hơn thực tế cho Hiệp hội các ngân hàng Anh để tác động lên lãi suất Libor theo hướng có lợi cho họ. Vụ gian lận tài chính này khi đó từng gây chấn động xứ sở sương mù.

Tới khoản phạt 8,8 tỷ USD

Giới chức tư pháp Mỹ đang cân nhắc việc sử dụng một phần trong số tiền phạt trị giá 8,8 tỷ USD mà ngân hàng BNP Paribas của Pháp phải nộp cho Bộ Tư Pháp (sau khi bị buộc tội vi phạm lệnh trừng phạt của Washington đối với các nước Iran, Cuba và Sudan) để đền bù cho những người bị tổn hại vấn đề kể trên. Luật sư Heather Lowe thuộc tổ chức Global Financial Intergrity và ông Steven Schneebaum, luật sư quốc tế ở Washington cho rằng, việc giải quyết có thể sẽ phức tạp. Trong số những người được xem xét có ông Benjamin Lawsky, người quản lý Cơ quan Dịch vụ tài chính bang New York với số tiền lên tới 2 tỷ USD.

Chưởng lý Preet Bharare cho biết, ngân hàng BNP Paribas đã tham gia vào việc "vận hành khéo léo vi phạm những chế tài" nhằm che giấu thông tin xung quanh số tiền trên 190 tỷ USD liên quan đến các nước Iran, Cuba và Sudan từ 2002 đến 2012. Bộ trưởng Tư pháp khi đó là ông Eric Holder từng nói - ngân hàng BNP Paribas đã có những kế hoạch tỉ mỉ nhằm che giấu các giao dịch bị luật lệ cấm đoán và điều này vi phạm nghiêm trọng luật pháp Mỹ.

Theo giới chuyên môn, BNP Paribas là ngân hàng hàng đầu của Pháp và đứng thứ 4 thế giới, đã chấp nhận nộp phạt kể từ ngày 30/6/2014. Và đây là khoản phạt kỷ lục nhắm vào một hãng ngoại quốc vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ. 

Tổng thống Pháp Francois Hollande từng thuyết phục Tổng thống Mỹ Barack Obama (6/6/2014) giúp BNP Paribas tránh bị trừng phạt quá nặng, nhưng ông chủ Nhà Trắng đã khẳng định, không thể làm gì bởi sẽ xâm phạm tính độc lập của ngành tư pháp, nếu can thiệp. 

Ngoại trưởng John Kerry cũng coi đây là vấn đề của hệ thống tư pháp, bất chấp cảnh báo của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius - nếu Washington đưa ra mức phạt kể trên sẽ hủy hoại các cuộc đàm phán về tự do thương mại xuyên Đại Tây Dương.

Giám đốc điều hành BNP Jean-Laurent Bonnafe từng lấy làm tiếc về hoạt động sai trái trong quá khứ của họ, nhưng khẳng định việc này không ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của BNP Paribas. Cổ phiếu của BNP Paribas sáng 1/7/2014 tăng hơn 3% sau khi ngân hàng này thông báo đủ khả năng trả tiền phạt. Khoản tiền phạt 8,8 tỷ USD tương đương với doanh thu của BNP Paribas trong năm 2013.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin cho rằng, số tiền phạt kể trên tuy không gây xáo trộn đối với hoạt động của BNP Paribas, nhưng ảnh hưởng đến thị trường tài chính, ngân hàng của châu Âu.

Theo Theo Cảnh sát toàn cầu
MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.