Đằng sau những lời nói dối

Đằng sau những lời nói dối
Phụ nữ bảo: “Nói dối là bản tính thiên bẩm của đàn ông”. Đàn ông lại cho rằng: “Đàn bà là chúa nói dối”. Rốt cuộc giữa nam và nữ phái nào dễ nói dối hơn?

Theo thống kê trong nhiều năm của một tạp chí Anh cho thấy, trung bình mỗi người mỗi ngày nói dối 4 lần, mỗi năm nói dối 1500 lần. Và 3/4 cho rằng nữ giới sành sỏi trong vấn đề nói dối hơn nam giới!

Cho dù nam giới rất giỏi nói dối và có vẻ thích hành vi này, nhưng nữ giới còn làm điều này tốt hơn bởi sự gian dối của đàn ông dễ dàng bị bóc mẽ trong khi để khám phá ra sự thật từ những lời nói dối của phái đẹp, cánh mày râu phải tốn không ít công phu! Chính đức tính cẩn thận và tỉ mỉ của phái nữ khiến những lời nói dối của họ trở thành giống như sự thật hơn bao giờ hết.

Mục đích chung cho những lời nói dối là bởi cả hai phái đều muốn làm nổi bật vai trò và vị trí của mình. Sự khác biệt duy nhất là nam giới nói dối vì muốn giải quyết mọi vấn đề còn nữ giới nói dối vì muốn tâm hồn được thanh thản, muốn tránh bị tổn thương, sợ làm hại đến người khác, càng không muốn tổn hại bản thân.

Lời nói dối như một liều thuốc giảm đau nhanh chóng giúp nữ giới tránh phải đối mặt trực diện với sự thật. Mục đích không vì muốn làm tổn hại đến người khác thay vào đó họ đang cố gắng duy trì một trạng thái cân bằng bởi phái nữ biết rằng, một khi trạng thái thăng bằng bị phá vỡ đồng nghĩa xuất hiện thêm nhiều kẻ địch xung quanh mình.

Nam giới e dè với đối thủ giấu mặt còn nữ giới tình nguyện có kẻ địch bên trong cũng không muốn công khai đấu tranh bởi họ sợ phải đối mặt với thực tế khi cả thế giới đều là kẻ thù của chính mình, vì vậy nam giới không sợ khi bản thân là người xấu, ngược lại, nữ giới dù không tốt đẹp nhưng luôn hy vọng giữ được vỏ bọc là người tốt.

Nữ giới có cách lí giải độc đáo về những lời dối trá của chính mình. Họ cho rằng nói dối để tâm trạng được thanh thản hơn và tìm kiếm sự an ủi nhất định. Còn nam giới nói dối để ứng phó với nguy cơ trước mắt.

Theo Hạnh Phúc
Dân Trí/ EC

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG