Dân tị nạn Trung Đông chạnh lòng khi châu Âu giang rộng tay với người Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ahmad al-Hariri đã chạy khỏi chiến tranh ở quê hương Syria sang nước láng giềng Li-băng cách đây 10 năm. Anh dành một thập kỷ qua để hy vọng một cách vô vọng về một cuộc sống mới ở châu Âu.

“Chúng tôi băn khoăn rằng vì sao người Ukraine được chào đón ở tất cả các nước, còn những người tị nạn từ Syria như chúng tôi vẫn ở trong lều tạm dưới trời tuyết, đối mặt với cái chết và không ai nhìn ngó đến chúng tôi”, al-Hariri nói với Reuters khi đang ở khu tị nạn có 25 gia đình thuộc rìa thành phố Sidon bên bờ Địa Trung Hải.

Một số người nhớ lại hình ảnh những người tị nạn đi bộ suốt nhiều ngày trong thời tiết khắc nghiệt, thậm chí mất mạng trong những hành trình vượt biển nguy hiểm để cố tìm cách vào châu Âu.

Ở thế giới Ả-rập, nơi khoảng 12 triệu người Syria phải bỏ nhà đi trốn chạy chiến tranh, những người như Hariri và nhiều nghệ sĩ biếm họa đang so sánh phản ứng của phương Tây với dòng người chạy khỏi xung đột ở Ukraine hiện nay với cách mà châu Âu đã chặn người Syria và những người tị nạn khác hồi năm 2015.

Ngày 28/2, bốn ngày sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) cho biết ít nhất 400.000 người tị nạn từ Ukraine đã vào các nước châu Âu. Hàng triệu người khác dự kiến sẽ vào và EU đang chuẩn bị cấp giấy cư trú tạm thời cho họ, cùng với việc tạo điều kiện làm việc và hưởng phúc lợi xã hội. Cách phản ứng nhanh chóng này trái ngược với thái độ với cuộc chiến tranh kéo dài ở Syria và những nơi khác.

Đến đầu năm 2021, tức 10 năm sau khi xung đột nổ ra ở Syria, các nước EU nhận 1 triệu người tị nạn Syria, trong đó Đức nhận hơn một nửa. Hầu hết họ đến trước khi EU ký thoả thuận vào năm 2016 về việc trả hàng tỷ euro cho Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp tục giữ lại 3,7 triệu người Syria.

Lần này châu Âu chào đón ngay lập tức.

“Chúng tôi có một làn sóng tị nạn ở đây mà chúng tôi chưa quen và chúng tôi không biết phải làm gì, với những người có quá khứ không rõ ràng”, Thủ tướng Bulgary Kiril Petkov nói.

Bulgary khẳng định sẽ giúp tất cả mọi người từ Ukraine, nơi có khoảng 250.000 người gốc Bulgary.

Năm ngoái, khoảng 3.800 người Syria xin bảo vệ ở Bulgary và 1.850 người được cấp quy chế tị nạn hoặc nhân đạo. Người Syria nói rằng hầu hết người tị nạn chỉ đi qua Bulgary để sang các nước châu Âu giàu hơn.

Chính phủ Ba Lan năm ngoái bị chỉ trích gay gắt vì từ chối cho dòng người di cư từ Belarus đi qua. Họ chủ yếu đến từ Trung Đông và châu Phi. Lần này Ba Lan chào đón những người chạy khỏi xung đột ở Ukraine.

Tại Hungary, một hàng rào được dựng lên dọc biên giới phía nam để phòng khả năng tái diễn làn sóng di cư từ Trung Đông và châu Á như hồi năm 2015. Nhưng lần này dòng người tị nạn từ Ukraine đã dẫn đến chiến dịch nhân đạo để hỗ trợ phương tiện đi lại, chỗ ở, quần áo và thực phẩm,

Hungary và Ba Lan đều nói rằng người tị nạn từ Trung Đông đến biên giới của họ đã đi qua những người an toàn khác, mà đáng ra những nước đó phải hỗ trợ.

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto phát biểu: “Tôi bác bỏ việc so sánh những người phải chạy khỏi xung đột với những người cố vượt biên trái phép”, ông nói tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc tại Geneva.

"Văn minh hơn"

Sự tiếp đón này một phần có thể giải thích bằng thực tế rằng Ukraine là nơi sinh sống của một cộng đồng rất đông người gốc Hungary.

Quan hệ đó khiến các nhà báo phương Tây cho rằng thảm hoạ nhân đạo ở Ukraine khác với khủng hoảng ở Syria, Iraq hay Afghanistan, vì người châu Âu cảm thấy lần này họ có liên quan hơn.

Quan hệ đó khiến các nhà báo phương Tây cho rằng thảm hoạ nhân đạo ở Ukraine khác với khủng hoảng ở Syria, Iraq hay Afghanistan, vì người châu Âu cảm thấy lần này họ có liên quan hơn.

Nhận định này gây ra nhiều chỉ trích trên mạng xã hội, cho rằng phương Tây thiên vị.

Một phóng viên truyền hình làm việc cho đài CBS của Mỹ đã mô tả Kiev là thành phố “văn minh hơn, châu Âu hơn” với với những vùng chiến sự khác. Một số nhà báo khác nói rằng Ukraine khác vì những người phải ra đi lần này thuộc tầng lớp trung lưu hoặc xem Netflix.

Phóng viên CBS Charlie D’Agata đã xin lỗi, nói rằng anh chỉ cố mô tả về quy mô của xung đột.

Nadim Houry, giám đốc điều hành Sáng kiến đổi mới Ả-rập, nói rằng nhiều thông tin của báo chí phương Tây rất đáng lo ngại, cho thấy “sự thiếu hiểu biết về người tị nạn từ những khu vực khác của thế giới, những người có cùng nguyện vọng với người Ukraine”.

Bên cạnh đó, Houry và những người chỉ trích khác cho rằng một số chính phủ đang thể hiện tiêu chuẩn kép trong vấn đề tình nguyện đến Ukraine.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss cuối tuần qua lên tiếng ủng hộ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi mọi người tham gia lực lượng tình nguyện quốc tế để chống quân Nga. “Chắc chắn rồi, nếu mọi người muốn hỗ trợ, tôi sẽ ủng hộ họ làm điều đó”, bà Truss nói với BBC.

Ngược lại, cảnh sát Anh cảnh báo công dân nước này chớ sang Syria cách đây 8 năm để tham gia lực lượng của phiến quân, tuyên bố họ có thể bị bắt khi quay về.

Dù cảm thấy bị bỏ rơi, nhiều người tị nạn từ Syria, Li-băng và Jordan nói với Reuters rằng họ không trách châu Âu, mà trách nhiệm thuộc về những chính phủ gần quê hương của họ.

“Chúng tôi không trách các nước châu Âu mà trách các nước Ả-rập. Các nước châu Âu chào đón người của họ. Chúng tôi trách những người anh em Ả-rập của mình”, Ali Khlaif, một người tị nạn đang sống trong khu trại gần thị trấn Azaz ở vùng tây bắc Syria, nói với Reuters.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG