Dân tán loạn leo cây, Chủ tịch tỉnh chỉ đạo điều tra

Sáng 12/6, đập thủy điện Ia Krêl 2 (công suất 5MW trên suối Ia Krêl tại làng Mok Deng, xã Ia Dom, Đức Cơ, Gia Lai do Cty thủy điện Bảo Long có trụ sở ở Gia Lai làm chủ đầu tư) đã bị vỡ toác, đe dọa tính mạng hàng trăm hộ dân phía sau đập và phá hủy hàng trăm hecta hoa màu.

Dân tán loạn leo cây, Chủ tịch tỉnh chỉ đạo điều tra

> Đập thủy điện bị vỡ chưa đi vào hoạt động

> Vỡ đập thủy điện Gia Lai, 10 người bị cuốn trôi 

Sáng 12/6, đập thủy điện Ia Krêl 2 (công suất 5MW trên suối Ia Krêl tại làng Mok Deng, xã Ia Dom, Đức Cơ, Gia Lai do Cty thủy điện Bảo Long có trụ sở ở Gia Lai làm chủ đầu tư) đã bị vỡ toác, đe dọa tính mạng hàng trăm hộ dân phía sau đập và phá hủy hàng trăm hecta hoa màu.

Gần 50m thân đập bị vỡ toác vào rạng sáng nay_Ảnmh: L.Đ.Dũng..
 

Vào thời điểm trên, người dân liên tục báo cáo cho chính quyền việc đập bị vỡ và nước lũ về bất ngờ. Nước ngập dâng hàng chục hecta hoa màu của xã Ia Dom và nhấn chìm nhiều nhà chòi canh rẫy của người dân dọc hai bên suối. Xa hơn, hai đội sản xuất 20 và 21 của Cty cao su 72 (thuộc Binh đoàn 15) cũng bị nước bao vây. Rất may, do nước về vào buổi sáng, nên nhiều người dân đã kịp chạy lên đường lớn. Nhiều người khác phải leo lên cây và chờ lực lượng chức năng đến cứu hộ.

Liên quan đến vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai có cuộc họp khẩn với huyện Đức Cơ và chỉ đạo tiếp tục cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả, đồng thời chỉ đạo ngành công an và các ngành chức năng vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến vỡ đập.

Sau khi trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ trong vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl sáng nay, đến đầu giờ chiều nay ông Phạm Thế Dũng Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã chủ trì cuộc họp khẩn tại UBND huyện Đức Cơ.

Tại cuộc họp, lãnh đạo huyện Đức Cơ cho biết, lực lượng cứu hộ, cứu nạn của huyện đã cứu được 10 người bị nước cuốn trôi và di dời được hơn 20 hộ gia đình trong vùng bị ngập lụt đến nơi an toàn. Hiện vẫn còn hàng chục hộ dân đang sống trong vùng ngập lụt, công tác cứu hộ, cứu nạn vẫn đang được tích cực triển khai. Ngành chức năng huyện Đức Cơ cũng đã có văn bản đề nghị chính quyền và ngành chức năng phía tỉnh Ratanakiri - Vương Quốc Campuchia hỗ trợ công tác cứu hộ, cứu nạn. Đây là địa phương tiếp giáp với khu vực xảy ra vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl.

Cũng trong cuộc họp khẩn tại Đức Cơ chiều nay, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, ông Phạm Thế Dũng đã chỉ đạo ngành công an và các ngành chức năng vào cuộc điều tra rõ nguyên nhân: “Tôi đề nghị công an và các ngành kỹ thuật vào cuộc, xem thử là nguyên nhân tại sao vỡ đập. Trách nhiệm này thuộc về ai, thuộc về bên thiết kế kỹ thuật, thuộc về bên thi công, lỗi thuộc về ai đến đến vỡ đập. Và qua hậu quả xảy ra thế này cũng cảnh báo vấn đề thiết kế, thi công các công trình thủy lợi, thủy điện các hồ đập chứa nước”.

Về phía chủ đầu tư công trình thủy điện Ia Krêl 2 là Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long – Gia Lai, đến chiều nay vẫn chưa có đại diện của công ty đến hiện trường để tham gia khắc phục hậu quả.

 
Đập dâng thủy điện Ia Krêl 2 toàn bằng đất_Ảnh: L.Đ.Dũng.
Ống xả đáy bị nước xé toác và kéo văng xa_Ảnh: L.Đ.Dũng.
 

Ông Siu Sum -Chủ tịch UBND xã Ia Dom- cho biết: “Sau khi có tin báo, xã đã báo cáo lên huyện, đồn biên phòng cửu khẩu quốc tế Lệ Thanh đồng thời cử lực lượng ra hiện trường ứng cứu. Hiện tại, chưa có báo cáo thiệt hại thương vong về người nhưng hoa màu bị tàn phá rất nhiều”.

Những nhà chòi của người dân hai bên suối sáng nay bị ngập và cô lập hoàn toàn_Ảnh: L.Đ.Dũng.
Các vết nứt mới tiếp tục lan rộng ra giữa đập và có nguy cơ bị vỡ tiếp nếu mưa xuống_Ảnh: L.Đ.Dũng.
 

Theo tin báo của lực lượng ứng cứu, hiện công an và dân quân đang tiếp tục ứng cứu hai người làm công bị mắc kẹt trên cầu treo giữa biên giới hai nước Việt Nam - Campuchia.

PV đã có mặt tại hiện trường vụ vỡ đập và ghi nhận sự cố này. Toàn bộ thân đập dâng dài khoảng 200m được đắp hoàn toàn bằng đất. Vị trí vỡ đập nằm ở cống xả đáy của đập. Nước đã xé toạc khoảng 50m chiều dài thân đập ở vai phải, chiều cao từ đáy đập lên gần 30m. Cống xả đáy bằng bê tông bị nước xé toác và đẩy cả nửa ống cống văng ra xa. Chưa dừng ở đó, hàng chục mét đập tiếp tục bị nứt nẻ và có nguy cơ bị vỡ sập tiếp. Nhiều người dân cho biết, từ hơn 1 tháng nay đã thấy hiện tượng đập bị nứt nẻ. Thủy điện này đang trong quá trình tích nước trong nhiều tháng nay. Hai ba ngày trước, mưa lớn xảy ra liên tục cho đến hôm nay thì vỡ đập.

Người dân tranh thủ đánh cá trong lòng hồ_Ảnh: L.Đ.Dũng.
 

Hiện tại, chính quyền xã Ia Dom tiếp tục cho triển khai lực lượng công an, dân quân đi tìm những người đi rừng chưa về nhà. Các trưởng thôn nhanh chóng tập hợp danh sách người dân để báo cáo con số. Các lực lượng của huyện tiếp tục triển khai công tác cứu hộ các nạn nhân bị mắc kẹt ở khu vực giáp biên giới.

Theo Lao Động, VOV

Theo Đăng lại