Dân số Việt Nam đạt trên 96,2 triệu người, đông dân thứ 15 trên thế giới

Kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
Kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
TPO - Kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở cho thấy, tính đến ngày 1/4/2019, dân số Việt Nam là hơn 96,2 triệu người, trong đó dân số nam chiếm 49,8%, dân số nữ chiếm 50,2%. Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân dân thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.
Khu vực thành thị, tỷ lệ nam nhiều hơn nữ
Sáng 11/7, Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở T.Ư tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Kết quả cho thấy, tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2019, tổng dân số Việt Nam là hơn 96,2 triệu người, trong đó dân số nam chiếm 49,8%, thấp hơn 0,2% so với tỷ lệ dân số nữ.
Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Sơ với năm 2009, vị trí xếp hạng về quy mô dân số của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á không thay đổi và giảm hai bậc so với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Như vậy, sau 10 năm, kể từ năm 2009, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn này là 1,14%.  Tỷ lệ giới tính là 99,1% nam/100 nữ, trong đó khu vực thành thị là 96,5 nam/100 nữ; khu vực nông thôn là 100,5 nam/100 nữ.
Kết quả tổng điều tra cũng cho thấy, Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Năm 2019, mật độ dân số của là 290km2, tăng 31 người/km2. Trong đó, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước.
Có giải pháp khắc phục tình trạng "chưa giàu đã già"
Về nhà ở, thống kê cho thấy, cả nước có 26,9 triệu hộ dân cư nhưng vẫn còn 4.800 hộ dân không có nhà ở. Trung bình cứ 10 nghìn hộ dân cư thì có khoảng 1,8 hộ không có nhà ở. Tình trạng hộ không có nhà ở đang dần được cải thiện trong hai thập kỷ qua, từ mức 6,7 hộ/10.000 hộ vào năm 1999 xuống còn 4,7 hộ/10.000 hộ năm 2009 và đến nay giảm xuống còn ở mức 1,8 hộ/10.000 hộ.
Hầu hết hộ dân cư ở Việt Nam đang sống trong các ngôi nhà kiên cố hoặc bán kiên cố. Diện tích bình quân đầu người năm 2019 là 23,5m2/người, cao hơn 6,8% so với 10 năm trước. Cư dân thành thị có diện tích nhà ở bình quân đầu người cao hơn cư dân nông thôn, tương ứng là 24,9m2/người và 22,7m2/người. 
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ biểu dương các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong việc hoàn thiện sơ bộ kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở. Theo Phó Thủ tướng, kết quả sơ bộ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách nhằm tận dụng được thời cơ dân số vàng, khắc phục được tình trạng "chưa giàu đã già", cũng như nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp.
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.