Dân khổ vì ô nhiễm tại mỏ Peru do nước ngoài khai thác

0:00 / 0:00
0:00
Một góc nghĩa trang ở Espinar. Người dân than: “Không ai chịu nghe chúng tôi”. Ảnh: SWI.
Một góc nghĩa trang ở Espinar. Người dân than: “Không ai chịu nghe chúng tôi”. Ảnh: SWI.
TPO - Mỏ đồng-bạc-vàng Tintaya-Antapaccay ở vùng núi cao Peru hiện do tập đoàn khai khoáng đa quốc gia Glencore (trụ sở ở Thụy Sĩ) khai thác. Động vật và dân làng quanh mỏ đang sống dở chết dở vì tình trạng ô nhiễm đất, nước, không khí.

Người dân khu vực Espinar gần tổ hợp khai khoáng Tintaya-Antapaccay (cách thủ đô Peru hơn 1.000 km) đang vừa phải vật lộn mưu sinh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tàn phá khắp nơi vừa phải sống trong tình trạng ô nhiễm kim loại nặng do khu mỏ gây ra, cổng thông tin Thụy Sĩ SWI đưa tin ngày 12/7.

Dân khổ vì ô nhiễm tại mỏ Peru do nước ngoài khai thác ảnh 1

Mỏ đồng-bạc-vàng Tintaya-Antapaccay ở vùng núi cao Peru. Ảnh: SWI.

Người và gia súc cùng đổ bệnh

Yenny Kana Magano nói rằng gia đình cô phải mua nước đóng chai, nhưng nơi bán xa xôi, giá cả lại đắt đỏ, còn nước giếng thì không thể dùng vì trước đây trong veo nhưng giờ đây nhờn nhờn, đầy cặn.

Quan hệ giữa cộng đồng cư dân địa phương và tổ hợp khai khoáng căng thẳng từ trước khi đại dịch bùng phát. Trước đó, Glencore có kế hoạch đầu tư 1,47 tỷ USD để mở rộng mỏ Tintaya-Antapaccay, khiến dân làng phản đối vì việc hoạt động khai mỏ càng rầm rộ, đời sống của họ càng bị ảnh hưởng. Thiếu nước sạch và ô nhiễm kim loại nặng đã khiến gia súc bị sảy thai, chết nhiều, trong khi người dễ đổ bệnh, càng ngày càng nặng.

“Bụi bay khắp nơi suốt ngày đêm. Bụi làm bẩn nước, bẩn sông, bay cả vào mắt tôi. Thỉnh thoảng chúng tôi phải gọi cho người quản lý khu mỏ. Trước đây, mẹ tôi không nói gì. Giờ thì bà ca cẩm suốt”, cô Magano nói qua ứng dụng nhắn tin và thoại WhatsApp.

Hồi tháng 5, tổ chức Amnesty International công bố kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng kim loại và các chất độc hại lấy mẫu từ cư dân 11 ngôi làng và nguồn nước gần mỏ Tintaya-Antapaccay cho thấy chúng gây nguy cơ sức khỏe cho người dân trong vùng. Trong số người dân tham gia cho mẫu máu và nước tiểu để xét nghiệm, 78% có nồng độ cao kim loại và các chất độc hại như thạch tín, măng-gan, cát-mi, chì, thủy ngân…

Những chất độc hại này có thể gây ra nhiều chứng bệnh, từ đau đầu, sổ mũi tới suy thận, phù phổi, tổn thương não, thậm chí dẫn tới tử vong. Kim loại nặng cũng có hại cho sức khỏe vật nuôi.

“Đây là mức độ bằng chứng đầu tiên”, giáo sư Fernando Serrano (Trường Đại học St Louis, Mỹ), người chủ trì nghiên cứu, nói. Kim loại độc hại có thể đi vào cơ thể thông qua việc hít thở không khí ô nhiễm, dùng nước, thức ăn bị ô nhiễm, hoặc tiếp xúc với bụi ô nhiễm, ông Serrano cho biết. Theo ông, cần giám sát môi trường và nguồn nước thật sát sao để xác định chính xác nguồn và mức độ ô nhiễm ở Espinar. Glencore hiện chưa phản hồi trước thông tin về mối liên hệ giữa hoạt động khai khoáng và hàm lượng chất độc hại trong nguồn nước.

Dân khổ vì ô nhiễm tại mỏ Peru do nước ngoài khai thác ảnh 2

Người dân Espinar tập trung hồi tháng 6 để phản đối tập đoàn khai khoáng đa quốc gia Glencore gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: SWI.

Cơ quan chức năng thờ ơ

Một nghiên cứu khác do Bộ Y tế Peru thực hiện cho thấy, kết quả giám sát chất lượng nước ở 13 ngôi làng gần mỏ Tintaya-Antapaccay cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Amnesty International, ví dụ hàm lượng thạch tín rất cao. Chỉ có duy nhất 1 điểm trong số 43 điểm lấy mẫu nước xung quanh mỏ là có chất lượng nước đủ sạch cho con người dùng.

Trong khi đó, Espinar với 32.000 dân chỉ có một bệnh viện hạng hai với chất lượng chỉ nhỉnh hơn một chút so với các trạm y tế nằm rải rác ở các ngôi làng quanh tổ hợp khai khoáng. Bệnh viện cũng khan hiếm nước sạch. “Nước ở bệnh viện cũng chung nguồn nước như ở các ngôi làng. Nước không được xử lý loại bỏ kim loại”, giám đốc bệnh viện Nubia Blanco Pillco nói.

Từ năm ngoái, trong khi COVID-19 hoành hành, một y tế của bệnh viện bị ung thư phổi, một bác sĩ bị ung thư tuyến giáp, gần chục người khác mắc các bệnh khác nhau. Trong khi đó, bệnh viện không có máy quét CT, không có phòng lấy và phân tích mẫu máu, thậm chí không có một chiếc xe lăn đúng nghĩa.

Dân khổ vì ô nhiễm tại mỏ Peru do nước ngoài khai thác ảnh 3

Mỏ đồng-bạc-vàng Tintaya-Antapaccay nhìn từ trên cao. Ảnh: Wikipedia.

Năm 2020, Bộ Y tế Peru thông báo, khoảng 10 triệu người dân nước này có nguy cơ phơi nhiễm kim loại nặng và các loại chất độc hại khác, gồm 6 triệu người nguy cơ phơi nhiễm thạch tín và á kim. Một tòa án ở Espinar đã yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong vòng 90 ngày.

Việc cơ quan chức năng ở Peru thờ ơ, chưa quan tâm xử lý vấn đề ô nhiễm kim loại nặng ở mỏ Tintaya-Antapaccay khiến giám đốc bệnh viện Pillco nổi giận. “Ở nước ngoài, nếu hàm lượng kim loại độc hại trong máu cao như vậy, công ty khai khoáng sẽ bị kết luận là vi phạm pháp luật, sẽ bị phạt”, ông nói.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện cưới dịp Quốc khánh ở Trung Quốc

Chuyện cưới dịp Quốc khánh ở Trung Quốc

TP - “8 ngày nghỉ lễ, 7 bữa tiệc cưới” đã trở thành chủ đề thảo luận nóng trên mạng xã hội Weibo. Nhân vật chính của cụm từ nóng này là một cô gái gen Z mới bắt đầu đi làm, “7 bữa tiệc” tức là tốn rất nhiều tiền mừng, vì vậy cô đã kêu ca, than phiền, gây nên bàn tán.
Đại sứ Mỹ: Trong thập kỷ tới, giao lưu nhân dân giữa Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ mạnh mẽ hơn nữa

Đại sứ Mỹ: Trong thập kỷ tới, giao lưu nhân dân giữa Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ mạnh mẽ hơn nữa

TPO - Tối 21/9, tại cuộc gặp gỡ báo chí trong lễ hội tiệc nướng mỹ vị Hoa Kỳ tại Hà Nội do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội phối hợp tổ chức, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper cho biết: “Chúng tôi tự hào có thể mang tới các sản phẩm của nông dân Hoa Kỳ, ngư dân Hoa Kỳ tới Việt Nam. Tất nhiên, tôi cũng hy vọng các sản phẩm của Việt Nam ngày càng phổ biến ở Hoa Kỳ”.
Ngày hội Văn hóa và Quảng bá sản phẩm lần thứ nhất tại Đài Loan (Trung Quốc)

Ngày hội Văn hóa và Quảng bá sản phẩm lần thứ nhất tại Đài Loan (Trung Quốc)

TPO - Ngày 26/8, tại Đài Loan (Trung Quốc) đã diễn ra Ngày hội Văn hoá và Quảng bá sản phẩm lần thứ nhất. Sự kiện do Hiệp hội Doanh nghiệp Việt - Đài phối hợp với Văn phòng Văn hoá Kinh tế Việt Nam tại Đài Bắc, các doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn, kinh doanh tại Đài Loan (Trung Quốc) và các cơ quan liên quan tại Đài Loan (Trung Quốc) phối hợp tổ chức.
Khi du lịch phát triển quá mức

Khi du lịch phát triển quá mức

TP - Du lịch phát triển quá mạnh mẽ cũng có thể trở thành một vấn đề – và các thành phố lịch sử đang bắt đầu đứng lên chống trả. Nhưng liệu những người dân địa phương có thể ngăn chặn làn sóng du khách đông đúc, ồn ào không?