Dân khó biết thông tin ngân sách nhà nước

TPO - Khả năng tiếp cận thông tin ngân sách nhà nước của dân rất hạn chế, theo Th.S. Vũ Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân sách, Văn phòng Quốc hội, tại hội thảo “Tăng cường tiếng nói của cộng đồng và các tổ chức xác hội dân sự trong quản lý ngân sách nhà nước” diễn ra ngày 30/9 ở Hà Nội.

Dân khó biết thông tin ngân sách nhà nước

TPO - Khả năng tiếp cận thông tin ngân sách nhà nước của dân rất hạn chế, theo Th.S. Vũ Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân sách, Văn phòng Quốc hội, tại hội thảo “Tăng cường tiếng nói của cộng đồng và các tổ chức xác hội dân sự trong quản lý ngân sách nhà nước” diễn ra ngày 30/9 ở Hà Nội.

Cụ thể, dân rất khó tiếp cận thông tin báo cáo dự toán và quyết toán ngân sách hằng năm; báo cáo kiểm toán và thanh tra tài chính; thông báo trúng thầu hợp đồng; các nguồn lực ở cơ sở như viện trợ, ngân sách địa phương, và đóng góp tự nguyện, v.v...

Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 có đề cập nguyên tắc công khai mịch bạch ngân sách nhưng thực tế hầu như chưa thực hiện do chưa được hướng dẫn cụ thể. Gần đây, nhiều đơn vị có công khai ngân sách nhưng đưa ra toàn thuật ngữ và số liệu chuyên môn; có đơn vị công khai tổng số nhưng lờ đi các chi tiết, khiến công chúng khó có khả năng tiếp cận thông tin dễ dàng.

Theo ông Phan Vinh Quang, Phó Giám đốc Dự án STAR Plus, quốc gia nào càng mình bạch ngân sách thu nhập quốc dân tính theo đầu người càng cao. Trong danh sách xếp hạng minh bạch tài chính năm 2012, Việt Nam vẫn bị xếp hạng thấp. Chúng ta chỉ được 19 điểm trên thang điểm 100 trong khi Thái Lan được 36 điểm, Philippines 50 điểm, và Indonesia 62 điểm.

Bà Ngô Minh Hương, Giám đốc Trung tâm Phát triển & Hội nhập (CDI), cho hay nguyên nhân chính khiến Việt Nam ở thứ hạng thấp là do dự thảo ngân sách nhà nước chưa được đưa ra công chúng lấy ý kiến trước khi trình Quốc hội phê duyệt chính thức.

Theo Báo giấy